KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Thuý Yên Hà Phạm 1, Khả Hân Chung 2, Nguyễn Đoan Trang Đặng 1,3,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay. Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh đang có xu hướng gia tăng và việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong điều trị NKĐTN đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Mục tiêu: Khảo sát các vi khuẩn gây NKĐTN, tình hình đề kháng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh và các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện trong điều trị NKĐTN tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 151 hồ sơ bệnh án (HSBA) có chẩn đoán NKĐTN từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 tại khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập từ HSBA bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, các kết quả cận lâm sàng, vi sinh, kháng sinh đồ và kháng sinh chỉ định. Kết quả: Vi khuẩn gram âm chiếm 81,1%, trong đó Escherichia coli (E. coli) chiếm tỷ lệ cao nhất (43,4%). E. coli còn nhạy cao (> 90%) với amikacin, carbapenem, cefoperazon/ sulbactam, piperacillin/tazobactam và fosfomycin và thấp hơn đối với với levofloxacin và TMP/SMX (43,5%).  Fosfomycin và ertapenem là các kháng sinh kinh nghiệm được sử dụng nhiều nhất. Trong mẫu nghiên cứu, 54,5% BN được đánh giá là sử dụng kháng sinh kinh nghiệm phù hợp với các hướng dẫn điều trị. Tuổi, sự phân lập được vi khuẩn gây bệnh và bệnh nền đái tháo đường có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thời gian nằm viện của BN trong điều trị NKĐTN. Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải cập nhật tình hình đề kháng của vi khuẩn gây NKĐTN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Klevens R., Edward J., et al. (2007), “Estimating Healthcare-associated Infections and Deaths in U.S. Hospitals”, Public Health Reports. 122, 160 - 166.
2. Vũ Thị Thúy An, Nguyễn Thanh Hải, Trần Quỳnh Như và cs. (2020), "Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 24 (5), 15-20.
3. Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng và cs. (2018), "Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 8 (3), 100-108.
4. Phạm Thế Anh, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Ngô Xuân Thái (2019), "Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ban đầu tại phòng khám tiết niệu bệnh viện Bình Dân", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 23 (3), 96-101.
5. Nguyễn Thị Thanh Tâm , Trần Thị Bích Hương (2015), "Đặc điểm lâm sàng và vi trùng học của nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp ở người trưởng thành tại bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 19 (4), 458-465.
6. Lâm Tú Hương, Huỳnh Minh Tuấn, Trần Đăng Khoa (2021), "Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị tại Khoa tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 25 (1), 159 - 163.
7. Alanazi M. Q. (2018), "An evaluation of community-acquired urinary tract infection and appropriateness of treatment in an emergency department in Saudi Arabia", Therapeutics clinical risk management. 14, 2363 - 2373.
8. Salman J. A., Alawi S. S., Alyusuf E. Y. (2017), "Antibiotic appropriateness for urinary tract infection in the emergency room", Bahrain Medical Bulletin. 39 (1), 38 - 42.
9. Briongos‐Figuero L., Gómez‐Traveso T., Bachiller‐Luque P. et al. (2012), "Epidemiology, risk factors and comorbidity for urinary tract infections caused by extended‐spectrum beta‐lactamase (ESBL)‐ producing enterobacteria", International journal of clinical practice. 66 (9), 891-896.