MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT CỤC NỘI VIỆN CỦA BỆNH LÝ TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nguyên nhân của bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim rất đa dạng. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân và kết cục nội viện của bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan nguyên nhân và kết cục nội viện ở bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim. Đối tượng: Những bệnh nhân có bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim được chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, hồi cứu. Kết quả: Trong 10 năm, thu nhận 285 bệnh nhân có bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim, trong đó có 248 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 52,3 ± 18,0, trong đó nam giới có 153 bệnh nhân, chiếm 61,7%. Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim thường gặp nhất lần lượt là do ác tính (48,4%), lao (21,0%), vô căn (10,5%) và tự miễn (7,3%), trong đó nguyên nhân do nhiễm trùng (viêm mủ màng ngoài tim) ít gặp với 4,8%. Trong nhóm tràn dịch màng ngoài tim do ác tính, nguyên nhân thường gặp là ung thư phổi (52,5%), u trung thất xâm lấn (13,3%) và có 20,8% trường hợp chưa tìm được ổ nguyên phát. Chỉ ghi nhận 25,8% bệnh nhân có tiền căn bệnh lý ác tính trong nhóm tràn dịch màng ngoài tim do ác tính. Tỉ lệ tế bào học dịch màng tim bất thường gặp trong nguyên nhân ác tính là 24,5%. Màu sắc đại thể chủ yếu là đỏ máu (64,4%), có sự khác biệt giữa hai nhóm nguyên nhân (p=0,0001). Kết cục xấu nội viện gồm tử vong hoặc nặng xin về giữa hai nhóm nguyên nhân ác tính và không do ác tính không có sự khác biệt (p = 0,12), nhưng tỉ lệ chèn ép tim cấp trong nhóm ác tính cao hơn nhóm không do ác tính với tỉ lệ lần lượt 30% và 18,0%, p = 0,026. Kết luận: Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim thường gặp nhất là do ác tính, trong đó ung thư phổi chiếm ưu thế. Tuy kết cục nội viện là không khác biệt nhưng tỉ lệ chèn ép tim cấp cao hơn ở nhóm ác tính so với nhóm không ác tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tràn dịch màng ngoài tim, ác tính, lao
Tài liệu tham khảo
2. Santas E, Núñez J. Prognostic implications of pericardial effusion: The importance of underlying etiology. International journal of cardiology. Jan 1 2016;202:407.
3. Imazio M, Colopi M, De Ferrari GM. Pericardial diseases in patients with cancer: contemporary prevalence, management and outcomes. 2020;106(8):569-574.
4. Ma W, Liu J, Zeng Y, et al. Causes of moderate to large pericardial effusion requiring pericardiocentesis in 140 Han Chinese patients. Herz. Mar 2012;37(2):183-7. doi:10.1007/s00059-011-3428-5
5. Pawlak Cieślik A, Szturmowicz M, Fijałkowska A, et al. Diagnosis of malignant pericarditis: a single centre experience. Kardiologia polska. 2012;70(11):1147-53.
6. Koga S, Ikeda S, Urata J, et al. Primary high-grade myofibroblastic sarcoma arising from the pericardium. Circulation journal : official journal of the Japanese Circulation Society. Feb 2008;72(2):337-9.
7. Ben-Horin S, Bank I, Guetta V, Livneh A. Large symptomatic pericardial effusion as the presentation of unrecognized cancer: a study in 173 consecutive patients undergoing pericardiocentesis. Medicine. Jan 2006;85(1):49-53.
8. Maisch B, Ristic A, Pankuweit S. Evaluation and management of pericardial effusion in patients with neoplastic disease. Progress in cardiovascular diseases. Sep-Oct 2010;53(2):157-63.