ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Đức Phúc Nguyễn 1,, Văn Thủy Nguyễn 1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:. Rắn hổ mang cắn gây bệnh cảnh đa dạng, nặng nề và dễ tử vong hoặc di chứng hoặc tàn phế. Mục tiêu nghiên cứu xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại bệnh viện HNĐK Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn từ tháng 01 – 9/2021. Kết quả: 2 loài rắn hổ mang cắn đã gặp: N.astra (13,3%), N.kaouthia (86,7%). Các tổn thương thường gặp bao gồm sưng nề (93,3%) và hoại tử (66,7%). CK tăng ở hầu hết các bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn với giá trị trung bình là 1023,7±926,5mmol/l, cao nhất là 4875mmol/l, thấp nhất là 196mml/l. Kết luận: Triệu chứng âm sàng rắn hổ mang cắn hay gặp là sưng nề và hoại tử, cận lâm sàng là tăng men CK

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Williams D, Gutierrez J.M., Harrison R.A. et al. (2010). The global snake bite initiative: an antidote for snake bite. Lancet, 375:89 – 91.
2. Vũ Văn Đính (2007), Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3. Nguyễn Kim Sơn (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn độc trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ (Elapidae) ở miền bắc Việt nam, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Wei Wang, Quang Fang Chen, Rui- Xing In et al. (2014) Clinical feature and treatment experienghiên cứu e: a review of 292 chinese cobra snakebites. Environmental toxicology and pharmacology 37, 648-655.
5. Nguyễn Trung Nguyên (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ nọc độc trong máu và giá trị của xét nghiệm nhanh trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
6. Yan - Chian Mao, Po - Yu Liu, Liao - Chun Chang, et al. (2017). Naja astra snakebite in Taiwan, Clinical Toxicology 2017, DOI: 10.1080/15563650.2017.1366502.
7. M P GUO, Q-C Wang, G-F Liu. Pharmacokinetics of cytotoxin from Chinese cobra (Naja Naja Astra) venom. Toxicon 31, 339-343, 1993.
8. Jonas Höjner, Hà Trần Hưng, Trịnh Xuân Kiếm et al (2010), Life - threatening hyponatremia after krait bite envenoming - a new syndrome. Clinical Toxicology: 48, 956-957
9. Mittal B. V (1994). Acute renal failure following poisonous snakebite, J Postgrad Med, 40 (3), pp. 123