KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ 1,5-ANHYDROGLUCITOL TRONG MÁU BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Thành Vinh Trần 1, Vĩnh Niên Lâm 2, Hà Khánh Linh Dương 1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: 1,5-anhydroglucitol (1,5-AG) là một loại đường đơn có trong cơ thể, xét nghiệm 1,5-AG có giá trị trong việc theo dõi kiểm soát đường huyết, bổ sung cho HbA1c và Fructosamin. Mục tiêu: Xác định giá trị nồng độ của 1,5-AG của bệnh nhân ĐTĐ type 2 so với nhóm người không ĐTĐ, khảo sát mối tương quan giữa 1,5-AG và HbA1c, đường huyết bất kỳ. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang khảo sát Bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, người trưởng thành không ĐTĐ. Kiểm định phi tham số dùng để so sánh kết quả giữa các nhóm. Kết quả: Nồng độ 1,5-AG của bệnh nhân ĐTĐ type 2 (n = 133) là 2,34 (1,37-5,69) (µg/mL), thấp hơn so với người không ĐTĐ (n = 168) là 20,6 ± 7,09 (µg/mL). Hệ số tương quan giữa 1,5-AG và HbA1c là r = -0,53, 1,5-AG và đường huyết bất kỳ là r = -0,45, p < 0,05. Nồng độ 1,5-AG ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 thấp hơn người không ĐTĐ. Có mối tương quan nghịch giữa 1,5-AG và HbA1c, đường huyết bất kỳ. Kết luận: Sự thay đổi, đáp ứng nhanh chóng của 1,5-AG trong điều trị cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết ngắn hạn của 1,5-AG so với các chỉ số đánh giá đường huyết khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amy Tenderich (2019), Mysteries of the GlycoMark Revealed, Healthline.
2. Lương Quỳnh Hoa (2018), Khảo sát nồng độ 1,5-anhydroglucitol trong máu ở nhóm người trưởng thành khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Luận văn cấp cơ sở, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Hà Nội.
3. Lâm Vĩnh Niên Nguyễn Nguyệt Quỳnh Mai (2020), Nghiên cứu nồng độ 1,5-anhydroglucitol ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của 1,5-anhydroglucitol, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
4. W. J. Kim (2012), "Serum 1,5-anhydroglucitol concentrations are a reliable index of glycemic control in type 2 diabetes with mild or moderate renal dysfunction", Diabetes Care. 35(2), 281-6.
5. Lu Chih-Chen; Lee Jenn-Kuen (2003), "1,5-anhydroglucitol levels in type 2 diabetic and non-diabetic subjects in Southern Taiwan", Endocrinologia e Metabologia. 46(6).
6. W. Nowatzke (2004), "Evaluation of an assay for serum 1,5-anhydroglucitol (GlycoMark) and determination of reference intervals on the Hitachi 917 analyzer", Clin Chim Acta. 350(1-2), 201-9.
7. T. Yamanouchi (1991), "Comparison of 1,5-anhydroglucitol, HbA1c, and fructosamine for detection of diabetes mellitus", Diabetes. 40(1), 52-7.
8. Luiza Cristina Gobor (2021), "Evaluation of 1,5-Anhydroglucitol as a Biomarker for Type 2 Diabetes Mellitus in Patients without Overt Nephropathy", Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences. 57.