CHUYỂN ĐƠN PHÔI NANG: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐA THAI Ở BỆNH NHÂN DƯỚI 35 TUỔI

Thanh Tùng Nguyễn 1,, Thị Hằng Đoàn 1, Ngọc Lan Đỗ 1, Minh Phương Nguyễn 1
1 Viện Mô Phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả có thai và tỉ lệ đa thai giữa chuyển đơn phôi nang và chuyển hai phôi nang ở chu kỳ chuyển phôi đông lạnh của nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chuyển phôi nang đông lạnh dưới 35 tuổi có phôi chất lượng tốt được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 (nhóm nghiên cứu) gồm 78 bệnh nhân chuyển 1 phôi nang, nhóm 2 (nhóm chứng) gồm 85 bệnh nhân chuyển 2 phôi nang. Đánh giá tỉ lệ có thai, tỉ lệ phôi làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến, tỉ lệ thai sinh sống, tỉ lệ sảy thai, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ đa thai của 2 nhóm. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỉ lệ có thai (56,41% so với 56,47%; p = 0,99), tỉ lệ thai lâm sàng (51,2% so với 52,9%; p = 0,83), tỉ lệ thai diễn tiễn (44,8% so với 44,7%; p = 0,98) và tỉ lệ thai sinh sống (44.8% so với 44,7%; p = 0,98). Tuy nhiên nhóm chuyển 2 phôi nang có tỉ lệ đa thai, tỉ lệ sinh non cao hơn nhiều so với nhóm chuyển 1 phôi nang (31% so với 2,5%; p = 0,001 và 31,5% so với 2,8%; p = 0,001). Kết luận: Chuyển một phôi nang đông lạnh chất lượng tốt trên các bệnh nhân dưới 35 tuổi hạn chế được tỉ lệ đa thai, vẫn đảm bảo tỉ lệ có thai lâm sàng, thai diễn tiến, thai sống tương đương so với chuyển hai phôi nang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sunderam S, Kissin DM, Crawford SB, Folger SG, Jamieson DJ, Warner L, et al. Assisted Reproductive Technology Surveillance—United States, 2013. MMWR Surveill Summ 2015;64:1–25.
2. Aila Tiitinen. Single embryo transfer: Why and how to identify the embryo with the best developmental potential, Best Practice & Research Clinical Endocrinology & Metabolism 33 (2019) 77 – 88.
3. European IVF-Monitoring Consortium (EIM), European Society of Human Reproduction and Embryology (ESHRE), Kupka MS, D'Hooghe T, Ferraretti AP, de Mouzon J, et al. Assisted reproductive technology in Europe, 2011: results generated from European registers by ESHRE. Hum Reprod 2016; 31:233–48.
4. Alpha Scientists in Reproductive Medicine and ESHRE Special Interest Group of Embryo. The Istabul consensus workshop on embryo assessment proceedings of an expert meeting. Human Reproduction. 2011; 26 (6): 1270-1283.
5. Glujovsky D, Blake D, Farquhar C, Bardach A. Cleavage stage versus blastocyst stage embryo transfer in assisted reproductive technology. Cochrane Database Syst Rev. 2012;7,CD002118.
6. Papanikolaou EG, Camus M, Kolibianakis EM, Van Landuyt L, Van Steirteghem A, Devroey P. In vitro fertilization with single blastocyst-stage versus single cleavage-stage embryos. N Engl J Med. 2006; 354 (11):1139–46.
7. Santos MA, Kuijk EW, Macklon NS. The impact of ovarian stimulation for IVF on the developing embryo. Reproduction. 2010;139(1):23–34.
8. Franasiak J, Forman E, Hong K, Werner M, Upham K, Treff N, Scott R. The nature of aneuploidy with increasing age of the female partner: a review of 15,169 consecutive trophectoderm biopsies evaluated with comprehensive chromosomal screening. Fertil Steril. 2014; 101 (3): 656-663.
9. Li N, Guan Y, Ren B, Zhang Y, Du Y, Kong H, Zhang Y and Lou H. Effect of Blastocyst Morphology and Developmental Rate on Euploidy and Live Birth Rates in Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy Cycles With Single-Embryo Transfer. Reproduction, a section of the journal Frontiers in Endocrinology. April 2022 , Volume 13:1 - 9.