NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN, LEPTIN HUYẾT THANH VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Khánh Nga Trần 1,, Đức Tâm Lâm 2, Ngọc Thành Cao 3, Văn Lình Phạm 4
1 Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế
4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bên cạnh nghiệm pháp dung nạp đường, trong những năm gần đây, các nghiên cứu cũng tìm kiếm những dấu ấn sinh học khác nhằm dự đoán, tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK), trong đó được đề cập nhiều nhất là các adipokines do mô mỡ tiết ra. Ngoài vai trò dự trữ năng lượng, mô mỡ còn là một cơ quan nội tiết quan trọng điều hoà nhiều chức năng sinh học, thông qua việc sản xuất các hormone bao gồm adiponectin, leptin, yếu tố hoại tử khối u (TNFa) và resistin… Các nghiên cứu thấy rằng adiponectin và leptin là những dấu ấn sinh học tiềm năng trong tầm soát và chẩn đoán ĐTĐTK. Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối liên quan giữa nồng độ adiponectin, leptin huyết thanh với bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh – chứng trên 106 thai phụ có tuổi thai từ 24 đến 28 tuần đến khám bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ, trong đó có 51 thai phụ ĐTĐTK và 55 thai phụ không có ĐTĐTK theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2018. Định lượng adiponectin và leptin bằng phương pháp miễn dịch liên kết men (ELISA). Kết quả: Nồng độ adiponectin của nhóm thai phụ ĐTĐTK là 3,46 ±1,07 µg/ml, của nhóm thai phụ không có ĐTĐTK là 5,52 ±2,76 µg/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001. Nồng độ leptin của nhóm thai phụ ĐTĐTK là 8,69 ±6,80 ng/ml, của nhóm thai phụ không có ĐTĐTK là 7,52 ±4,52 ng/ml, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,28). Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ leptin huyết thanh với ĐTĐTK, nồng độ adiponectin thấp có liên quan đến nguy cơ mắc ĐTĐTK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), “Đại cương về bệnh đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ”, Tài liệu đào tạo liên tục dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, NXB Hà Nội, tr.5-16.
2. ADA (2019), “Standards of medical care in diabetes”, Diabetes Care, 39(1), pp. 36 - 94.
3. Carpenter MW (2007). Gestational diabetes, pregnancy hypertension, and late vascular disease. Diabetes Care;30 Suppl 2:S246-50.
4. Chen D, Xia G, Xu P, Dong M (2010). Peripartum serum leptin and soluble leptin receptor levels in women with gestational diabetes. Acta Obstet Gynecol Scand;89(12):1595-9
5. Denver RJ, Bonett RM, Boorse GC (2011). “Evolution of leptin structure and function”. Neuroendocrinology; 94 (1): 21-38
6. {L32} Hauguel-De Mouzon, S., Lepercq, J. & Catalano, P. (2006). “The known and unknown of leptin in pregnancy. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 194, 1537-1545.
7. Hedderson MM, Darbinian J, Havel PJ (2013). Low prepregnancy adiponectin concentrations are associated with a marked increase in risk for development of gestational diabetes mellitus. Diabetes Care;36:3930-7.
8. Lee K, Chin S, Ramachandran V (2018). “Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: a systematic review and meta-analysis”, BMC Pregnancy and Childbirth, 18
9. Mallardo M, Ferraro S (2021). “GDM – complicated pregnancies: focus on adipokines”, Molecular Biology reports, 48, pp. 8171 – 8180
10. Mohammadi T, Paknahad Z (2017). “Adiponectin concentration in gestational diabetes women: a case – control study”, Clin Nutr Res, 6(4), pp. 267 - 276