ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG

Thị Hải Yến Trần 1,2,, Văn Thức Phạm 1, Dương Tùng Anh Đinh 1,2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kawasaki là bệnh sốt có phát ban cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với đặc điểm viêm lan toả hệ thống mạch máu vừa và nhỏ, có thể để lại di chứng tổn thương động mạch vành nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích giúp cải thiện việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hạn chế biến chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu 48 ca bệnh Kawasaki được chẩn đoán tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2016 đến tháng 3/2020 và rút ra một số kết luận như sau. Kết quả: Đa số trẻ mắc Kawasaki ở lứa tuổi 6 - 24 tháng, tỷ lệ trẻ nam/nữ là 1.27/1. 100% các bệnh nhân đều có sốt, các triệu chứng khác gặp ở phần lớn các bệnh nhân. Hầu hết các triệu chứng đều xuất hiện trong tuần đầu của bệnh. 85.4% số ca bệnh Kawasaki là thể điển hình. Có 26/48 bệnh nhân được chẩn đoán Kawasaki đã điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. 92.3% bệnh nhân được điều trị và đáp ứng với IVIG ngay từ lần đầu, 7.7%  số ca bệnh là kháng thuốc, cần điều trị IVIG liều 2. Không có trường hợp tử vong tại viện. Phần lớn các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa nhanh chóng trở về bình thường sau điều trị IVIG; CRP và tốc độ máu lắng tăng cao và trở về bình thường chậm hơn. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vẫn cần cải thiện công tác chẩn đoán sớm khi vẫn còn 35.5% số ca bệnh có chẩn đoán ban đầu không phải là theo dõi Kawasaki, và việc theo dõi tổn thương tim mạch sau điều trị là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà, H. S. (2011). Một số đặc điểm lâm sàng và thương tổn động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 1(74-79).
2. Hào, T. K., Sơn, N. H., & Anh, N. T. H. (2019). Bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Trung tâm nhi khoa BV TW Huế, nghiên cứu hồi cứu 10 năm ( 2009-2019). Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 12(1+2(485),156 - 160.
3. Hồng, N. T. T., & Hà, H. S. (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Kawasaki ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương. (Luận văn thạc sỹ Y học), Đại học Y Hà Nội.
4. Huang, Y.-H., & Kuo, H.-C. (2017). Anemia in Kawasaki Disease: Hepcidin as a Potential Biomarker. International journal of molecular sciences, 18(4), 820. doi: 10.3390/ijms18040820
5. Newburger, J. W., Takahashi, M., Gerber, M. A., Gewitz, M. H., Tani, L. Y., Burns, J. C., . . . Taubert, K. A. (2004). Diagnosis, treatment, and long-term management of Kawasaki disease: a statement for health professionals from the Committee on Rheumatic Fever, Endocarditis and Kawasaki Disease, Council on Cardiovascular Disease in the Young, American Heart Association. Circulation, 110(17), 2747-2771. doi: 10.1161/01.cir.0000145143.19711.78
6. Park, H. M., Lee, D. W., Hyun, M. C., & Lee, S. B. (2013). Predictors of nonresponse to intravenous immunoglobulin therapy in Kawasaki disease. Korean journal of pediatrics, 56(2), 75-79. doi: 10.3345/kjp.2013.56.2.75
7. Shulman, S. T. (2017). Intravenous Immunoglobulin for the Treatment of Kawasaki Disease. Pediatr Ann, 46(1), e25-e28. doi: 10.3928/19382359-20161212-01
8. Singhal, M., Gupta, P., Singh, S., & Khandelwal, N. (2017). Computed tomography coronary angiography is the way forward for evaluation of children with Kawasaki disease. Global cardiology science & practice, 2017(3), e201728-e201728. doi: 10.21542/gcsp.2017.28