CHẤT LƯỢNG CỦA PHỤC HÌNH MÃO RĂNG SỨ KIM LOẠI SAU 3 NĂM

Văn Vĩnh Tăng 1,, Minh Trí Đoàn 2, Xuân Vĩnh Trần 2
1 Trường cao đẳng y tế Quảng Nam
2 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng phục hình và tình trạng nha chu của mão răng sứ kim loại sau 3 năm thực hiện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 84 răng, được phục hình mão sứ kim loại do sinh viên Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Thành phó Hồ Chí Minh thực hiện sau 3 năm. PH được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn CDA (California Dental Association), tình trạng nha chu của răng trụ được đánh giá qua các chỉ số PI, GI, DPP, BOP. Kết quả: Phục hình xếp loại hài lòng đạt tỉ lệ cao chiếm 91,7%, trong đó 11,9% mão răng được xếp loại R (hoàn hảo); 79,8% mão răng xếp loại S (có thể chấp nhận), 6% xếp loại T (cần thay thế hay sửa chữa dự phòng), 2,4% xếp loại V (cần thay thế ngay). Chỉ số mảng bám ở mức độ 0 (PI=0)  với tỷ lệ 29,8%, chiếm gần 1/3 số phục hình. Chỉ số viêm nướu từ nhẹ đến trung bình (GI=1, GI=2) chiếm tỉ lệ 82,1%, không có PH viêm nướu nặng. PH có chảy máu nướu (chỉ số BOP) chiếm ½ tổng số PH. Trong khi đó, đa số PH có độ sâu nướu (DPP) bình thường 92,9%, có 7,1% PH có túi nha chu bệnh lí. Kết luận: Chất lượng phục hình mão sứ kim loại theo CDA đạt tỉ lệ hài lòng cao. Tình trạng nha chu bắt đầu có hiện tượng viêm sau 3 năm sử dụng khi chỉ số viêm nướu tăng. Tuy nhiên các chỉ số về độ sâu túi nha chu đa phần ở giới hạn bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thiên Thủy Trúc, (2006), "Chất lượng điều trị phục hình cố định sau 5 năm thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh".
2. California Dental Association Quality Evaluation for Dental Care, (1977), "Quality evaluation for dental care : guidelines for the assessment of clinical quality and professional performance".
3. Glantz P O, Ryge G, Jendresen M D, et al, (1984), "Quality of extensive fixed prosthodontics after five years", J Prosthet Dent, 52 (4), pp. 475-479.
4. Kim Y J, Lee J Y, Ku Y, et al, (2021), "Association between the Number of Prosthetic Crowns and Periodontitis: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey (KNANES VII) from 2016-2018", Int J Environ Res Public Health, 18 (11).
5. Kosyfaki P, del Pilar Pinilla Martín M, Strub J R, (2010), "Relationship between crowns and the periodontium: a literature update", Quintessence Int, 41 (2), pp. 109-126.
6. Overmeer J, Narby B, Hjalmarsson L, et al, (2016), "A retrospective multicenter study comparing metal-ceramic and composite single crowns performed in public general dentistry: 5-year results", Acta Biomater Odontol Scand, 2 (1), pp. 43-48.
7. Reitemeier B, Hänsel K, Range U, et al, (2019), "Prospective study on metal ceramic crowns in private practice settings: 20-year results", Clin Oral Investig, 23 (4), pp. 1823-1828.
8. Suárez M J, Lozano J F, Paz Salido M, et al, (2004), "Three-year clinical evaluation of In-Ceram Zirconia posterior FPDs", Int J Prosthodont, 17 (1), pp. 35-38.
9. Valderhaug J, Ellingsen J E, Jokstad A, (1993), "Oral hygiene, periodontal conditions and carious lesions in patients treated with dental bridges. A 15-year clinical and radiographic follow-up study", J Clin Periodontol, 20 (7), pp. 482-489.