BÁO CÁO CA BỆNH GÚT MẠN TÍNH CÓ TĂNG AXIT URIC MÁU ĐIỀU TRỊ BẰNG BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG “LỤC NHẤT TÁN”

Vinh Quốc Nguyễn 1,, Thị Ngọc Quyên Nguyễn 1
1 Viện Y học cổ truyền Quân Đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cùng với sự gia tăng tuổi thọ và thay đổi kinh tế xã hội, tăng axit uric máu và bệnh gút ngày càng phổ biến và trở thành thách thức lớn đối với ngành y tế. Nếu không được điều trị phù hợp, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, điều trị khó khăn hơn và hậu quả lâu dài của bệnh sẽ là viêm nhiều khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, cứng khớp, biến dạng và hạn chế vận động khớp, thậm chí dẫn tới tàn phế, sỏi hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận, suy thận hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với nguồn dược liệu phong phú, Y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các vị thuốc, bài thuốc điều trị bệnh gút có hiệu quả. Chúng tôi báo cáo một bệnh nhân được chẩn đoán gút mạn tính có tăng axit uric máu điều trị hiệu quả bằng bài thuốc cổ phương “Lục nhất tán”.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020). Gout (Thống phong). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Ban hành kèm theo Quyết định số 5013/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, NXB Y học, Hà Nội, 20-28.
2. Nguyễn Mai Hồng (2016). Cập nhật điều trị bệnh gút: “Hội thảo chuyên đề Cập nhật chẩn đoán – điều trị bệnh gút và các yếu tố nguy cơ”. Hội Y học Hà Nội – Hội thấp khớp học Hà Nội, 49-66.
3. 周慎, 何清湖 (2004). 滑石. 止痛本草 中医古籍出版社, 北京, 505-507.
4. 段福津 (1995). 六一散. 方剂学, 上海科学技术出版社, 上海, 92.
5. 魏根红 (2011). 五苓散合六一散加味治疗急性痛风性关节炎86例. 光明中医, 26 (7), 1381-1382.
6. Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2007). Hiệu quả điều trị bệnh gút bằng Natri bicacbonat. Tạp chí Nghiên cứu y học, 105.
7. Bộ Y tế (2017). Hoạt thạch. Dược điển Việt Nam V tập 2, NXB Y học, Hà Nội, 1193.
8. Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2009). QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009.