ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ VẢY GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn tại bệnh viện K từ 01/2017 đến 05/2022. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 65 bệnh nhân ung thư ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K từ 01/2017 đến 05/2022. Kết quả: Đa phần nam giới (chiếm 80%), tuổi trung bình 56,9 ± 1,2 tuổi. Phần lớn các bệnh nhân có liên quan hút thuốc lá (chiếm 93,8%) và tiền sử bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (chiếm 78,5%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp ung thư phổi giai đoạn muộn thường gặp ho, đau ngực và ho máu, chiếm lần lượt 83,1%; 76,9% và 69,2%. Thể trạng ECOG 1 điểm chiếm 58,5%. Đa phần có giai đoạn u T4 (53,8%) và N3 (chiếm 44,6%). Tần suất di căn hay gặp vị trí di căn xương (chiếm 67,7%), tiếp theo di căn phổi đối bên (64,6%), và màng phổi, màng tim (chiếm 58,5%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 44 bệnh nhân có kết quả phân tích PD-L1, trong đó tỷ lệ nhóm bộc lộ < 1%; 1-49% và ³ 50% lần lượt là 34,1%; 36,4% và 29,5%. Kết luận: Ung thư phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn thường gặp ở nam giới, lớn tuổi và có tiền sử hút thuốc lá. Triệu chứng thường gặp là ho, đau ngực và ho ra máu với tần suất hay gặp di căn xương và phổi đối bên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi biểu mô vảy, giai đoạn muộn, Bệnh viện K
Tài liệu tham khảo
2. Cheng T-YD, Cramb SM, Baade PD, et al: The International Epidemiology of Lung Cancer: Latest Trends, Disparities, and Tumor Characteristics. J Thorac Oncol 11:1653–1671, 2016
3. Lortet-Tieulent J, Soerjomataram I, Ferlay J, et al: International trends in lung cancer incidence by histological subtype: Adenocarcinoma stabilizing in men but still increasing in women. Lung Cancer 84:13–22, 2014
4. Socinski MA, Obasaju C, Gandara D, et al: Current and Emergent Therapy Options for Advanced Squamous Cell Lung Cancer. J Thorac Oncol 13:165–183, 2018
5. Soldera SV, Leighl NB: Update on the Treatment of Metastatic Squamous Non-Small Cell Lung Cancer in New Era of Personalized Medicine [Internet]. Front Oncol 7, 2017Available from: https://www.frontiersin.org/article/10.3389/fonc.2017.00050
6. Paz-Ares, L.; Luft, A.; Vicente, D.; Tafreshi, A.; Gümüş, M.; Mazières, J.; Hermes, B.; Çay Şenler, F.; Csőszi, T.; Fülöp, A.; et al. Pembrolizumab plus Chemotherapy for Squamous Non–Small-Cell Lung Cancer. N. Engl. J. Med. 2018, 379, 2040–2051, doi:10.1056/NEJMoa1810865.
7. Rosell, R.; Gatzemeier, U.; Betticher, D.C.; Keppler, U.; Macha, H.N.; Pirker, R.; Berthet, P.; Breau, J.L.; Lianes, P.; Nicholson, M.; et al. Phase III Randomised Trial Comparing Paclitaxel/Carboplatin with Paclitaxel/Cisplatin in Patients with Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer: A Cooperative Multinational Trial. Ann. Oncol. 2002, 13, 1539–1549, doi:10.1093/ annonc/mdf332.
8. Sandler, A.; Gray, R.; Perry, M.C.; Brahmer, J.; Schiller, J.H.; Dowlati, A.; Lilenbaum, R.; Johnson, D.H. Paclitaxel–Carboplatin Alone or with Bevacizumab for Non–Small-Cell Lung Cancer. N. Engl. J. Med. 2006, 355, 2542–2550, doi:10.1056/NEJMoa061884.