CHỈ SỐ NHA CHU, NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 1 BETA TRONG DỊCH NƯỚU Ở RĂNG MANG MÃO

Văn Vĩnh Tăng 1,, Minh Trí Đoàn 2, Xuân Vĩnh Trần 2
1 Trường cao đẳng y tế Quảng nam
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh các chỉ số nha chu, nồng độ Interleukin 1 beta ở răng mang mão sứ kim loại và răng chứng sau 3 năm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân có phục hình mão sứ kim loại do sinh viên Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sau 3 năm. Các chỉ số nha chu (PI, GI, DPP, BOP), dịch khe nướu được thu thập ở răng trụ mang mão sứ kim loại và răng đối diện với PH trên cùng một cung hàm (răng chứng). Định lượng nồng độ Interleukin 1 beta trong dịch khe nướu bằng xét nghiệm hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay). Kết quả: Chỉ số GI, BOP và PPD của nhóm răng mang mão cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm răng chứng. Chỉ số PI của nhóm răng mang mão nhỏ hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm răng chứng. Nồng độ Interleukin 1β trong dịch nướu của nhóm răng mang mão lớn hơn nhóm răng chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, nồng độ Interleukin 1β trong dịch nướu không có mối tương quan với đa số các chỉ số nha chu ở nhóm răng mang mão và nhóm chứng. Kết luận: Đa số các chỉ số nha chu và nồng độ Interleukin 1 beta ở răng mang phục hình cao hơn có ý nghĩa thông kế so với răng chứng nhưng chưa thấy thấy mối liên quan giữa hai yếu tố này (ngoại trừ độ sâu của túi nha chu).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ariaans K, Heussen N, Schiffer H, et al, (2016), "Use of molecular indicators of inflammation to assess the biocompatibility of all-ceramic restorations", Journal of Clinical Periodontology, 43 (2), pp. 173-179.
2. Badea F C, Caraiane A, Grigorian M, (2018), "Interleukin 1 beta–a marker of appreciation for the fixed prosthetic restorations evolution", Journal Science, pp.
3. Bader J, Rozier R G, McFall W T, Jr., (1991), "The effect of crown receipt on measures of gingival status", J Dent Res, 70 (10), pp. 1386-1389.
4. Bergmann A, Deinzer R, (2008), "Daytime variations of interleukin‐1β in gingival crevicular fluid", European journal of oral sciences, 116 (1), pp. 18-22.
5. Fakour S R, (2017), "Comparative Evaluation of IL-4² levels in Gingival Crevicular Fluid (GCF) of the Teeth Supporting Porcelain Fused to Metal Crowns (P.F.M)", Journal of Global Pharma Technology, pp.
6. Flemmig T F, Sorensen J A, Newman M G, et al, (1991), "Gingival enhancement in fixed prosthodontics. Part II: Microbiologic findings", J Prosthet Dent, 65 (3), pp. 365-372.
7. Knoernschild K L, Campbell S D, (2000), "Periodontal tissue responses after insertion of artificial crowns and fixed partial dentures", J Prosthet Dent, 84 (5), pp. 492-498.
8. Kornman K S, Crane A, Wang H Y, et al, (1997), "The interleukin‐1 genotype as a severity factor in adult periodontal disease", Journal of clinical periodontology, 24 (1), pp. 72-77.
9. Özen J, Beydemİr B, Serdar M a, et al, (2001), "The Effect of Fixed Restoration Materials on the IL-1beta Content of Gingival Crevicular Fluid", Turkish Journal of Medical Sciences, 31 (4), pp. 365-369.
10. Saravanakumar P, Thallam Veeravalli P, Kumar V A, et al, (2017), "Effect of Different Crown Materials on the InterLeukin-One Beta Content of Gingival Crevicular Fluid in Endodontically Treated Molars: An Original Research", Cureus, 9 (6), pp. e1361.