STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU MẮC COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giao Huỳnh 1, Ngọc Lân Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau mắc COVID-19 đến khám tại hai bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2022 trên người bệnh sau khi xác định mắc COVID-19 ít nhất 4 tuần tại hai bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng thang đo stress (Perceived Stress Scale) để đánh giá tình trạng stress của người bệnh. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền. Có 325 người bệnh tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 42,5 (±15,3) tuổi, giới nữ (61,8%) chiếm đa số. Tỷ lệ stress ghi nhận 23,4% với mức độ nhẹ và nặng lần lượt là 14,8% và 8,6%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa stress với giới tính và bệnh lý đi kèm của đối tượng tham gia (p<0,05). Tỷ lệ và mức độ stress ở bệnh nhân sau mắc COVID-19 tương đối cao, điều này cho thấy sự cần thiết phải tầm soát các vấn đề tâm lý trên những bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2022). WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard,URL: https://covid19.who.int/, accessed on 12/04/2022.
2. Wang C, Pan R, Wan X, Tan Y, Xu L, Ho CS, et al.(2020). Immediate psychological responses and associated factors during the initial stage of the 2019 coronavirus disease (COVID-19) epidemic among the general population in China. Int J Environ Res Public Health.17:1729.
3. Hong X, Currier GW, Zhao X, Jiang Y, Zhou W, Wei J (2009). Posttraumatic stress disorder in convalescent severe acute respiratory syndrome patients: a 4-year followup study. Gen. Hosp. Psychiat. 31, 546–554.
4. Tran TH, Anderson D, Seib C (2017). The Vietnamese version of the Perceived Stress Scale (PSS-10): Translation equivalence and psychometric properties among older women. BMC Psychiatry. 17, 53. doi: https://doi.org/10.1186/s12888-017-1221-6.
5. Huỳnh Giao, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2021). Kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa COVID-19 của người bệnh tại Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 25(2):tr 103-110.
6. Parker C, Shalev D, Hsu I, Shenoy A, Cheung S, Nash S, et al (2020). Depression, Anxiety, and Acute Stress Disorder Among Patients Hospitalized With COVID-19: A Prospective Cohort Study. J Acad. Consult. Liaison Psychiatry, 62(2), 211-219.
7. Burki T (2020). The indirect impact of COVID-19 on women. Lancet Infect Dis.20: 904–05.
8. Yang J, Zheng Y, Gou X, Pu K, Chen Z, Guo Q, et al (2020). Prevalence of Comorbidities and its Effects in Patients Infected with SARS-CoV-2: a Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Infect Dis. 94:91–5. doi:10.1016/j.ijid.2020.03.017.