ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH NHÓM MACROLIDE LIỀU THẤP KÉO DÀI TRÊN BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP ĐÃ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp đã điều trị phẫu thuật nội soi mũi xoang. Phương pháp: Tổng quan luận điểm, chúng tôi sử dụng dữ liệu trên Pubmed, Cochrane và Embase để đánh giả kết quả điều trị của liệu pháp kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài có làm giảm tình trạng tái phát polyp trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp đã điều trị phẫu thuật nội soi. Kết quả: có 7 nghiên cứu trong đó 5 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng và 2 nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca có so sánh trước và sau điều trị gồm 448 bệnh nhân trong tổng quan này, thời gian nghiên cứu 10 năm gần đây, kháng sinh dùng trong nghiên cứu là Clarythromycin và Azithromycin, dùng nửa liều và kéo dài 4 tuần đến 24 tuần; có 6 nghiên cứu có thấy cải thiện thang điểm SNOT 20/22 với p<0.05; 5 nghiên cứu thấy có cải thiện chỉ số nội soi Lund- Kenedy với p< 0.05; chỉ hai nghiên cứu đánh giá qua thang điểm CT Lund – Mackay đều thấy cải thiện với p< 0.05; 4 nghiên cứu đánh giá sự có mặt bạch cầu ái toan trong mô, IgE trong huyết thanh và trong dịch tiết mũi thấy liệu thấy liệu pháp Macrolide hiệu quả ở những bệnh nhân có IgE thấp. Kết luận: Điều trị kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp sau phẫu thuật nội soi mũi xoang làm cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm tái phát polyp, đặc biệt ở bệnh nhân có IgE thấp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lin CF, Wang MC, Merton AT, et al. Add-on effect of clarithromycin to oral steroids as post- operative therapy for chronic rhinosinusitis with nasal polyps: a randomised controlled trial. Rhinology. 2020;58(6):550-558.
3. Maniakas A, Asmar MH, Renteria AE, et al. Azithromycin in high-risk, refractory chronic rhinosinusitus after endoscopic sinus surgery and corticosteroid irrigations: a double-blind, randomized, placebo-controlled trial. Int Forum Allergy Rhinol. 2021;11(4):747-754.
4. Perot B, Baban M. The Role of the Macrolide in Preventing Recurrence of the Nasal Polyposis after Fess. Pak J Med Health Sci. 2021;14.
5. Sireci F, Speciale R, Gallina S, Sorrentino R, Canevari FR. Clarithromycin in the Management of Chronic Rhinosinusitis: Preliminary Results of a Possible Its New Use. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg Off Publ Assoc Otolaryngol India. 2018;70(1):87-91
6. Varvyanskaya A, Lopatin A. Efficacy of long-term low-dose macrolide therapy in preventing early recurrence of nasal polyps after endoscopic sinus surgery. Int Forum Allergy Rhinol. 2014;4(7):533-541.
7. Zeng M, Wang H, Liao B, et al. Comparison of efficacy of fluticasone propionate versus clarithromycin for postoperative treatment of different phenotypic chronic rhinosinusitis: a randomized controlled trial. Rhinology. 2019;57(2):101-109.