TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN HAEMOPHILUS INFLUENZE VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO HAEMOPHILUS INFLUENZE Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tình hình đề kháng kháng sinh của H.influenzae và kết quả điều trị viêm phổi do H.influenzae ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 151 bệnh nhi viêm phổi do H.influenzae từ 1 tháng-15 tuổi điều trị tại Trung Tâm Hô Hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ kháng kháng sinh của H.influenzae rất cao với kháng sinh Ampicillin 92,1%; Amoxicillin 92,7%; Cefaclor 84,4%; Cefuroxime 80,1%; Co-trimoxazol 94,7%; giảm nhạy cảm với Amoxicilin/A.Clavunanic (603%); không còn nhạy cảm với Cefixime 71,9%; Azithromycin 54,4%. Tuy nhiên, H.influenzae vẫn còn nhạy cảm với Ceftriaxone (98,7%); Ciproflozaxin (95,4%) và Meropenem (100%). Kết quả điều trị: bệnh nhi khỏi hoàn toàn 7,9% và đỡ bệnh 92,1% và không có bệnh nhi tiến triển nặng lên hoặc tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,1 ± 4,4 ngày. Kết luận: H.influenzae có tỷ lệ kháng rất cao với các kháng sinh thông thường để điều trị viêm phổi. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H.influenzae nói riêng và vi khuẩn gây bệnh nói chung. H.influenzae còn nhạy cảm cao với kháng sinh Ceftriaxone và Meropenem. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhi nặng lên và tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Haemophilus influenzae, viêm phổi, trẻ em, tính nhạy cảm kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Matthew S. Kelly, Thomas J. Sandora (2015). Community-Acquired Pneumonia. Nelson Textbook of Pediatrics 20th ed, Chapter 400, 2088 - 94.
3. Đỗ Thị Thanh Xuân (2000). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em. Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội
4. Hoàng Thị Huế, Lê Thị Kim Dung và Phạm Trung Kiên (2013). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học Thực Hành, 876, tr. 152-155.
5. Lê Thị Hồng Hanh, Lê Thị Minh Hương, Nguyễn Duy Bộ (2016). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh của viêm phổi do Haemophilus Influenzae tại Bv. Nhi Trung ương. Tạp chí Y học thực hành số 6 (1014), tr 2-5.
6. Trần Thị Kiều Anh (2021). Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, tr 297-301
7. WHO (2014). Revised WHO classification and treatment of childhood pneumonia at health facilities. World Health Organization, pp. 19.
8. Robert S. Daum (2015). Haemophilus influenzae. Nelson Textbook of Pediatrics 20th ed, 1371-5.
9. Clinical and Laboratory Standards Institute (2017). Performance standards for antimicrobial susceptibility testing; 27th ed, pp 68-71.
10. Phạm Văn Hoà (2017). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và tính kháng kháng sinh của viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội