THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ SỬ DỤNG THUỐC CORTICOSTEROID Ở BỆNH NHÂN GÚT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Hiền Lĩnh Trần 1, Thị Huyền Trang Đỗ 1, Minh Thường Mai 1, Hoài Thu Phạm 1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ và thực trạng sử dụng thuốc rticosteroid ở bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (2) Mô tả kiến thức về thuốc corticosteroid của các đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 59 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gút theo tiêu chuẩn chẩn đoán Bennett – Wood năm 1968, điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 07/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc corticosteroid ở bệnh nhân gút là 62,7% trong đó chỉ có 27,1% bệnh nhân dùng thuốc corticosteroid do bác sỹ kê đơn, 21,6% bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc corticosteroid mà không có tư vấn của nhân viên y tế và 37,8% bệnh nhân đã từng tự ý tăng liều thuốc corticosteroid. Tác dụng không mong muốn thường gặp là suy thượng thận do thuốc (78,4%), loãng xương (72,9%), tăng huyết áp (54,1%). Về kiến thức, có 70,3% bệnh nhân không bao giờ chủ động tìm hiểu về thuốc, tỷ lệ bệnh nhân biết tác dụng điều trị của thuốc corticosteroid và tác dụng không mong muốn của thuốc corticosteroid là 62,2% và 45,9%. Tỷ lệ bệnh nhân được nhân viên y tế tư vấn về thuốc corticosteroid chỉ chiếm 62,2%. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng corticosteroid ở bệnh nhân gút cao tuy nhiên mức độ hiểu biết của bệnh nhân gút về thuốc corticosteroid ở mức trung bình. Nhân viên y tế, đặc biệt là bác sỹ điều trị, cần tích cực tư vấn, giáo dục bệnh nhân về bệnh cũng như thuốc điều trị để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dalbeth N, Merriman TR, Stamp LK. Gout. The Lancet. 2016;388(10055):2039-2052. doi:10.1016/S0140-6736(16)00346-9
2. Kuo CF, Grainge MJ, Zhang W, Doherty M. Global epidemiology of gout: prevalence, incidence and risk factors. Nat Rev Rheumatol. 2015;11 (11):649-662. doi:10.1038/ nrrheum.2015.91
3. Phạm Văn Tú. Nghiên Cứu Nồng Độ Acid Uric Máu và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ ở Nam Giới Dưới 40 Tuổi Đến Khám Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Đại học Y Hà Nội; 2020.
4. Scuiller A, Pascart T, Bernard A, Oehler E. La maladie goutteuse. La Revue de Médecine Interne. 2020;41(6):396-403. doi:10.1016/j.revmed.2020.02.014
5. Ngô Qúy Châu. Bệnh Học Nội Khoa. Vol 2. 4th ed. Nhà xuất bản Y học; 2020.
6. FitzGerald JD, Dalbeth N, Mikuls T, et al. 2020 American College of Rheumatology Guideline for the Management of Gout. Arthritis Care Res. 2020;72(6):744-760. doi:10.1002/acr.24180
7. Nguyễn Phương Anh. Nhận Xét Tình Trạng Lạm Dụng Corticoid ở Bệnh Nhân Gút. Đại học Y Hà Nội; 2008.
8. Vũ Thanh Thủy. Khảo Sát Thực Trạng Sử Dụng Glucocorticoid và Các ADR Bệnh Nhân Gặp Phải Trước Khi Vào Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Bạch Mai. 2007.
9. Sulaiman W, Seung OP, Ismail R. Patient’s Knowledge and Perception Towards the use of Non-steroidal Anti-Inflammatory Drugs in Rheumatology Clinic Northern Malaysia. Oman Med J. 2012;27(6):505-508. doi:10.5001/omj.2012.121.