NGHIÊN CỨU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Kiến Nhụy Trịnh 1,, Thị Bé My Võ 1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đặc điểm của người bệnh và việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton và các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ loét dạ dày tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu hồi cứu, từ tháng 1 năm 2020 đến hết tháng 4 năm 2020, tại Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Chọn tất cả hồ sơ bệnh án, khảo sát đặc điểm người bệnh theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, các nhóm bệnh loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng các thuốc ức chế bơm proton và các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ loét dạ dày - tá tràng trên từng hồ sơ bệnh án. Loại trừ người bệnh ngừng thuốc do lý do khác (ví dụ: phẫu thuật), chuyển viện hoặc tử vong và bỏ dỡ điều trị hoặc trốn viện. Sử dụng Microsoft Excel 2013. Kết quả: nhóm tuổi từ 41 – 59 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 30,53%; giới nữ (50,76%) có tỷ lệ cao hơn giới nam (49,24%); nghề nghiệp cao nhất là nông dân (30,53%) và thấp nhất là buôn bán (4,20%); nhóm bệnh viêm dạ dày có tỷ lệ cao nhất là 77,10% và thấp nhất là nhóm bệnh loét tá tràng và loét dạ dày tá tràng là 1,15%. 02 thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là thuốc esomeprazol và pantoprazol. 05 nhóm thuốc hỗ trợ điều trị là nhóm thuốc an thần; chống co thắt, nhóm thuốc chống nôn; giảm đầy hơi, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm thuốc cầm máu và nhóm thuốc ít nhất là thiếu máu. Kết luận: có tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 41 – 59 tuổi, nông dân, nhóm bệnh viêm dạ dày. 02 thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất là thuốc esomeprazol và pantoprazol. 05 nhóm thuốc hỗ trợ điều trị là nhóm thuốc an thần; chống co thắt, nhóm thuốc chống nôn; giảm đầy hơi, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm thuốc cầm máu và nhóm thuốc ít nhất là thiếu máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013), Chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoại khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 329 – 364.
2. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Hoàng Trọng Thảng (2014), Giáo trình sau Đại học Bệnh tiêu hóa gan – mật, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 105 – 147.
4. Hoàng Trọng Thảng, Phạm Phú Anh (2018), “Hiệu quả của phát đồ lai (EA – EACT) 14 ngày trong điều trị loét tá tràng có Helicobacter pylori”, Tạp chí Khoa học Tiêu Hóa Việt Nam 9(52): 3239 – 3245.
5. Lê Thành Lý, Lê Thị Bích Vân và cs (2007), “Đánh giá hiệu quả ban đầu tiêm truyền tĩnh mạch thuốc Esomeprazol trong phòng ngừa chảy máu tái phát sau nội soi điều trị xuất huyết do loét dạ dày tá tràng”, Tạp chí tiêu hóa tháng 8: 34 – 36.
6. Nguyễn Hữu Sản (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viện loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội 3 bệnh viện Quân khu 3, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Đại học Dược Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Bình (2009), Đánh giá kết quả cầm máu bằng tiêm cầm máu qua nội soi kết hợp Nexium (Esomeprazol) liều cao ở bệnh nhân xuất huyết do loét dạ dày tá tràng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phan Thị Đường (2013), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Poynard T, Lemaire M, Agostini H (1995), “Meta-analysis of randomized clinical trials comparing lansoprazole with ranitidine or famotidine in the treatment of acute duodenal ulcer”, Eur J Gastroenterol Hepatol; 7(7):661-665.