KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP

Thành Vinh Trần 1,, Thị Huệ Nguyễn 2, Thiện Trung Trần 3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh- cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị dự phòng tăng huyết áp (THA) trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐ) là cần thiết để giúp giảm tiến trình biến chứng tim mạch. Homocysteine ​​được biết đến như một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Tăng nồng độ homocysteine trong máu dẫn đến những rối loạn chuyển hóa, gây nên tổn thương các tế bào nội mô, rối loạn chức năng thành mạch và gây tăng huyết áp. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ homocysteine máu và mối tương quan với huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Xác định giá trị của nồng độ homocysteine máu trong dự đoán tăng huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích. 175 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại phòng khám Nội Tiết- Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022, được chia thành 2 nhóm: nhóm ĐTĐ type 2 có THA gồm 86 bệnh nhân; nhóm ĐTĐ type 2 không THA gồm 89 bệnh nhân. Kết quả: Trung vị nồng độ homocysteine máu ở nhóm ĐTĐ type 2 có THA (13,3µmol/l ) cao hơn so với nhóm ĐTĐ type 2 không THA (9,7µmol/l) và tăng dần theo các phân độ tăng huyết áp:  không tăng huyết áp (9,7 µmol/l), tăng huyết áp tâm thu đơn độc (10,3 µmol/l), THA độ 1(13,3 µmol/l), THA độ 2 (16,5 µmol/l) và THA độ 3 (18,96 µmol/l) (p<0,001). Nồng độ homocysteine có tương quan thuận với chỉ số HA tâm thu (r=0,467, p<0,001) và chỉ số HA tâm trương (r=0,473, p<0,001). Giá trị điểm cắt tối ưu của nồng độ Homocysteine trong dự báo THA trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 10,68 µmol/L; độ nhạy đạt 73,3% và độ đặc hiệu đạt 62,9% với AUC 0,74 (95% KTC: 0,67 – 0,81). Kết luận: Nồng độ homocysteine ở nhóm ĐTĐ type 2 có THA cao hơn so với nhóm không THA và có tương quan thuận với huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Nồng độ homocysteine máu có thể giúp dự đoán tăng huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sowers J R. And et al (2001). “Diabetes, hypertension, and cardiovascular disease: an update”. Hypertension. 4:1,053-1,059.
2. Colosia, Ann D et al (2013). “ Prevalence of hypertension and obesity in patients with type 2 diabetes mellitus in observational studies: a systematic literature review. Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity”. Targets and Therapy 6:327-338.
3. Jianbo, L. Et al. (2011), "Association of homocysteine with peripheral neuropathy in Chinese patients with type 2 diabetes", Diabetes Res Clin Pract. 93(1), tr. 38-42.
4. Esse R., Barroso M., Castro R, et al (2019), "The Contribution of Homocysteine Metabolism Disruption to Endothelial Dysfunction”, State-of-the-Art. 20(4).
5. Guilliams T. G. (2004), "Homocysteine: a risk factor worth treating", Standard. 6(1), pp. 1-7.
6. Trần Thị Liêm (2015), Nhận xét nồng độ Homocysteine máu ở bệnh nhân Đái tháo type 2 có tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Daniel E. Platt, et al (2017),” Type II diabetes mellitus and hyperhomocysteinemia: a complex interaction”, Diabetol Metab Syndr. 2017; 9:19.
8. Martín-Timón I, Sevillano-Collantes C, Segura-Galindo A, Del Cañizo-Gómez FJ (2014). “Type 2 diabetes and cardiovascular disease: have all risk factors the same strength?”. World J Diabetes. 2014;5:444–470.
9. Aqil Noor, et al (2021), “Relationship of Homocysteine With Gender, Blood Pressure, Body Mass Index, Hemoglobin A1c, and the Duration of Diabetes Mellitus Type 2”. Cureus. 2021 Nov; 13(11): e19211.