NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM TUỴ CẤP SAU NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG LẤY SỎI ỐNG MẬT CHỦ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) là một thủ thuật phức tạp, bên cạnh những lợi ích thì thủ thuật này cũng có nhiều biến chứng như chảy máu, thủng tá tràng, viêm tụy cấp (VTC)… Trong đó VTC là một trong những biến chứng sớm hay gặp sau ERCP, mức độ trầm trọng của VTC thể phù nề đến thể hoại tử do liên quan nhiều yếu tố nguy cơ trước, trong can thiệp như: tuổi, giới, giải phẫu cơ Oddi, do can thiệp... Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VTC và xác định một số yếu tố liên quan đến viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ (OMC). Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 61 bệnh nhân (BN) có biến chứng VTC sau can thiệp ERCP lấy sỏi ống mật chủ từ 8/2020 - 7/2022 tại Bệnh viện quân y 354 và Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình 63,4 ± 17,8 (từ 18-98 tuổi); Nam giới 54,1%, Nữ giới 45,9%. Lâm sàng: đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (94,6%), sốt (52,2%), vàng da, niêm mạc (32,5%). Trên phim CT hoặc MRI đường mật: 1 viên sỏi (85,4%). Phần lớn sỏi có kích thước dưới 1 cm (74%), đường kính OMC từ 1-2 cm (82,7%). Có 42,1% bị viêm đường mật cấp tính với mức độ viêm nhẹ và vừa (95%), chỉ có 5% nặng. Nồng độ Amylase ở các bệnh nhân viêm tuỵ cấp khá cao, với trung vị là 529,3 U/l, giá trị lớn nhất ghi nhận được lên tới 5514 U/l. VTC trên nhóm viêm đường mật cấp tính (68,9%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng này (36,1%) (p<0,05). VTC trên nhóm có nong bóng là 65,6% và nhóm không nong bóng là 31% (p<0,05), tỉ lệ VTC ở nhóm được đặt stent đường dẫn, viêm tuỵ cấp sau ERCP có sỏi ≥ 1 cm (67,2%) cao hơn nhóm có sỏi < 1cm (16,8%) (p<0,05). Kết luận: VTC là biến chứng sớm hay gặp nhất trong các biến chứng sau nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) lấy sỏi OMC.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi mật tuỵ ngược dòng, Viêm tuỵ cấp, Sỏi ống mật chủ
Tài liệu tham khảo
2. Pekgöz M. (2019). Post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis: A systematic review for prevention and treatment. World J Gastroenterol, 25(29), 4019–4042.
3. ASGE Standards of Practice Committee, Anderson M.A., Fisher L. và cộng sự. (2012). Complications of ERCP. Gastrointest Endosc, 75(3), 467–473.
4. Anh Tân, N., Hồng Thái, (2022). Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tạp Chí Học Việt Nam 5112, 511(2), 53–56.
5. Linh N. T. N, Ngoạn H. V. (2019). Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp Chí Dược Lâm Sàng 108, Tập 14-Số 7, 18–26.
6. Cheng C.-L., Sherman S., Watkins J.L. và cộng sự. (2006). Risk factors for post-ERCP pancreatitis: a prospective multicenter study. Am J Gastroenterol, 101(1), 139–147.
7. Công Long, N, & Lê Long, L. . (2022). Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 513(1), 62–65.
8. Freeman M.L., DiSario J.A., Nelson D.B. và cộng sự. (2001). Risk factors for post-ERCP pancreatitis: a prospective, multicenter study. Gastrointest Endosc, 54(4), 425–434.
9. Huang Q., Shao F., Wang C. và cộng sự. (2018). Nasobiliary drainage can reduce the incidence of post-ERCP pancreatitis after papillary large balloon dilation plus endoscopic biliary sphincterotomy: a randomized controlled trial. Scand J Gastroenterol, 53(1), 114–119.
10.Sofuni A., Maguchi H., Mukai T. và cộng sự. (2011). Endoscopic pancreatic duct stents reduce the incidence of post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis in high-risk patients. Clin Gastroenterol Hepatol Off Clin Pract J Am Gastroenterol Assoc, 9(10), 851–858; quiz e110.