STRESS HẬU COVID19 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 2021

Ngọc Huyền Lâm 1, Thanh Bình Nguyễn 2,, Thị Diễm Trinh Lê 3, Văn Quang Vương 1, Trung Kiên Dư 1, Văn Việt Trần 1, Nên Thơ Huỳnh 3
1 Trung tâm y tế Thị xã Vĩnh Châu
2 Đại học Trà Vinh
3 Đại học Y dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ, mức độ nguy cơ stress hậu covid-19 và xác định một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy tỷ lệ nguy cơ stress ở nhân viên y tế là 4,6%, trong đó nguy cơ stress ở mức độ vừa 3,1%, nặng 1,2% và rất nặng chỉ chiếm 0,3%. Nguy cơ stress ở nhân viên y tế có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố nhóm tuổi dưới 31 tuổi có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 0,25 lần so từ 31 tuổi trở lên với (p=0,005), KTC 95% từ 0,09 đến 0,71; nhân viên thuê nhà ở có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 3,89 lần so với nhóm còn lại với (p=0,008), KTC 95% từ 1,42 đến 10,65; yếu tố cảm thấy khối lượng công việc nhiều có tỷ lệ nguy cơ stress cao hơn gấp 3,14 lần so với nhóm còn lại với (p=0,022), KTC 95% từ 1,15 đến 8,6; nhân viên cảm thấy công việc có mức độ nguy hiểm cao có tỷ lệ nguy cơ stress cao gấp 5,78 lần so với nhóm còn lại với (p = 0,037), KTC 95% từ 0,77 đến 43,36. Song song đó phân tích hồi quy đa biến ghi nhận, chỉ có yếu tố nhóm tuổi có mối liên quan thực sự đến mức độ nguy cơ stress ở nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thái Anh (2021), Nguy cơ stress công việc ở điều dưỡng khoa gây mê hồi sức và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2021, Luận văn chuyên khoa II, Tổ chức quản lý y tế, Đại học Y tế Công Cộng, tr30-41.
2. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008), Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.1-7.
3. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008), Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.1-7.
4. Nguyễn Bạch Ngọc, Vũ Mai Lan, và cộng sự (2019), Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, tr.108-116.
5. Nguyễn Mạnh Tuân và các cộng sự (2018), Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế bệnh viện Trưng Vương năm 2018, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(6), tr.71-79.
6. Phạm Văn Tài (2017), Tỉ lệ stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.37-53.
7. Vũ Thị Cúc và các cộng sự (2022), Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, 508(2),tr.196-200.