NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÂN NẶNG SAU SINH CỦA TRẺ CÓ MẸ BỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Phoneyadeth Sipaseuth 1,, Minh Tuấn Võ 1, Thị Nhật Vy Trần 1, Ngọc Bảo Trân Phạm 2, Quốc Đạt Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhẹ cân theo tuổi thai ở sản phụ có chẩn đoán tiền sản giật tại Bệnh viện Từ Dũ trong giai đoạn 2019 – 2021. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu dọc hồi cứu khảo sát 386 hồ sơ bệnh án của sản phụ được chẩn đoán tiền sản giật. Nghiên cứu sử dụng công cụ INTERGROWTH-21 để khảo sát trẻ sinh nhẹ cân theo tuổi thai ở các trường hợp có tiền sản giật với tiêu chuẩn Z-score < -1 hoặc centile < 10th. Kết quả: Qua khảo sát có 87 trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai chiếm 22,5% (KTC 95%: 18,4 - 26,9). Sản phụ được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trên siêu âm tăng nguy cơ nhẹ cân so với tuổi thai gấp 28,1 lần (OR=28,1; KTC95%: 11,4 - 69,1). Sản phụ tăng acid Uric tăng nguy cơ nhẹ cân theo tuổi thai so tuổi thai gấp 2,3 lần (OR=2,3; KTC95%: 1,2 - 4,8). Sản phụ tăng ALT ≥ 50 U/L tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân theo tuổi thai gấp 8,1 lần (OR=8,1;KTC95%:1,9 – 33,0). Sản phụ giảm HCT <37% tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân theo tuổi thai gấp 2,5 lần (OR=2,5; KTC95%:1,3 – 5,1) (p<0,05). Kết luận: Thai phụ có tiền sản giật có HCT thấp, tăng Acid Uric và men gan cao cần tư vấn cẩn thận và theo dõi về nguy cơ bé nhẹ cân theo tuổi thai

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ayala C. Kuklina E.V., Callaghan W.M. (2009), "Hypertensive disorders and severe obstetric morbidity in the united states", Obstet. Gynecol. 113(pp 1299–1306).
2. Endang Handzel Matthew Bridwell, Michelle Hynes, Reginald Jean-Louis, David Fitter, Carol Hogue, Reynold Grand-Pierre, Hedwige Pierre and Bradley Pearce, (2019), "Hypertensive disorders in pregnancy and maternal and neonatal outcomes in Haiti: the importance of surveillance and data collection", BMC Pregnancy and Childbirth. 19(208).
3. X. Li (2018), "Preterm birth, low birthweight, and small for gestational age among women with preeclampsia: Does maternal age matter?", Pregnancy Hypertens. 13, 260-266.
4. Huỳnh Chương (2020), Tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo tuổi thai ở sản phụ tăng huyết áp trong thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi trong gian đoạn 2017 - 2019, Luận văn CK2, Đại học Y Dược TPHCM, TP HCM.
5. Z. Z Shen, Wang, Y. W, Ma, S. (2019), "[Risk factors for preterm birth, low birth weight and small for gestational age: a prospective cohort study]", Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi. 40(9), 1125-1129.
6. M. Y. Poon Tan, L. C. Rolnik, D. L. (2018), "Prediction and prevention of small-for-gestational-age neonates: evidence from SPREE and ASPRE", Ultrasound Obstet Gynecol. 52(1), 52-59.
7. E. Fay (2022), "Customized GROW vs INTERGROWTH-21(st) birthweight standards to identify small for gestational age associated perinatal outcomes at term", Am J Obstet Gynecol MFM. 4(2), 100545.
8. P. M. Nilsson (2020), "Hypertension and Reproduction", Curr Hypertens Rep. 22(4), 29.