TÌM HIỂU TỔN THƯƠNG THẬN Ở BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ

Thị Lê Ny Lê 1,, Thị Việt Hà Đặng 1,2, Thị Phương Thủy Nguyễn 1, Gia Tuyển Đỗ 1,2, Trung Dũng Nghiêm 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Thận- Tiết niệu- Lọc máu, Bv Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tổn thương thận trong bệnh xơ cứng bì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả (kết hợp hồi cứu và cắt ngang) gồm 82 bệnh nhân xơ cứng bì (XCB) được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ và Hội thấp khớp học Châu Âu (ACR/EULAR 2013), điều trị tại Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Thận-Tiết niệu- Lọc máu, bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/ 2021 đến tháng 7/ 2022. Kết quả và kết luận: Bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh của nữ/ nam = 3,1/1. Tổn thương thận gặp ở 18/82 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 22%, trong đó các biểu hiện của tổn thương thận hay gặp ở các bệnh nhân này là tăng tăng huyết áp (61,1%), phù (33,3%), tiểu ít (33,3%), protein niệu (44,4%), hồng cầu niệu (38,9%).  Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp có cơn bệnh thận kịch phát (CBTKP) đi kèm tổn thương da lan tỏa, tiến triển nhanh. 1 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển để kiểm soát huyết áp, 1 bệnh nhân được lọc máu hỗ trợ thành công. Trong nhóm 18 bệnh nhân có tổn thương thận, hay gặp XCB toàn thể với tổn thương xơ cứng da lan tỏa (14/18 bệnh nhân). Nhóm bệnh nhân XCB có tổn thương thận gặp ở độ tuổi lớn hơn, các triệu chứng thiếu máu và tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân không có tổn thương thận. Bên cạnh đó, trong nhóm này, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ dày da trung bình hoặc nặng gặp cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân có mức độ dày da nhẹ (p<0,05). Ở nhóm bệnh nhân XCB có tổn thương thận, tỷ lệ gặp tự kháng thể ARN- Polymerase III cao hơn so với ở bệnh nhân xơ cứng bì không có tổn thương thận, với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Steen VD. Kidney involvement in systemic sclerosis. Presse Med. 2014;43(10 Pt 2):e305-314. doi:10.1016/j.lpm.2014.02.031
2. Lynch BM, Stern EP, Ong V, Harber M, Burns A, Denton CP. UK Scleroderma Study Group (UKSSG) guidelines on the diagnosis and management of scleroderma renal crisis. Clin Exp Rheumatol. 2016;34 Suppl 100(5):106-109.
3. Denton, C. P., & Khanna, D. (2017). Systemic sclerosis. The Lancet, 390(10103), 1685–1699. doi:10.1016/s0140-6736(17)30933-9
4. Caron M, Hudson M, Baron M, Nessim S, Steele R, Canadian Scleroderma Research Group. Longitudinal study of renal function in systemic sclerosis. J Rheumatol. 2012;39(9):1829-1834. doi:10.3899/jrheum.111417
5. Lischwe MA, Ochs RL, Reddy R, et al. Purification and partial characterization of a nucleolar scleroderma antigen (Mr = 34,000; pI, 8.5) rich in NG,NG-dimethylarginine - PubMed. J Biol Chem. 260:14304-14310.