PHÂN TÍCH VIỆC DỰ PHÒNG LOÉT TIÊU HÓA DO STRESS BẰNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu nhằm phân tích tính phù hợp của việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong dự phòng loét đường tiêu hóa do stress (SUP) trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có thời gian xuất viện trong tháng 3/2021. Trong số 135 bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu, tỷ lệ chỉ định phù hợp tại thời điểm khởi đầu PPI là 29,6% và tỷ lệ chỉ định phù hợp khi đánh giá trong suốt quá trình điều trị là 77,0%. Tỷ lệ liều dùng PPI phù hợp là 99,1% và đường dùng hợp lý là 74,8%, trong khi thời gian dự phòng hợp lý chiếm 37,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một hướng dẫn dự phòng loét tiêu hóa trên những đối tượng bệnh nhân nặng, bao gồm cả bệnh nhân ngoài khối Hồi sức, là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dự phòng loét do stress, thuốc ức chế bơm proton
Tài liệu tham khảo
2. Cao Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Thu Minh, Đỗ Thị Hồng Gấm, Nguyễn Hoàng Anh, Phạm Thế Thạch, Lê Thị Diễm Tuyết, Đào Xuân Cơ, Nguyễn Gia Bình (2020), "Dự phòng loét do stress ở bệnh nhân nặng: Tổng quan từ các hướng dẫn điều trị", Tạp chí Y học lâm sàng, 115, pp. 12-28.
3. Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam & Hội khoa học và tiêu hóa Việt Nam (2020), Hướng dẫn dự phòng loét tiêu hóa do stress ở bệnh nhân nặng, NXB. Y học, pp.
4. Lê Diên Đức, Nguyễn Thanh Hiền, Trần Bình Giang, Nguyễn Mai Hoa, Nguyễn Hoàng Anh (2017), "Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại một số bệnh viện tuyến trung ương", Tạp chí Dược học, (4), pp. 5-9.
5. Deborah Cook M.D. and Gordon Guyatt M.D. (2018), "Prophylaxis against Upper Gastrointestinal Bleeding in Hospitalized Patients", NEJM, 378, pp. 2506-2516.
6. Farrell C. P., Mercogliano G Fau - Kuntz Catherine L., et al. (2010), "Overuse of stress ulcer prophylaxis in the critical care setting and beyond", (1557-8615 (Electronic)), pp.
7. Lanza F.L., Chan F.K., and Quigley E.M. (2009), "Guidelines for prevention of NSAID-related ulcer complications.", Am J Gastroenterol, 104(3), pp. 728-738.
8. Syed Hussain, Mihaela Stefan, Paul Visintainer, Michael Rothberg (2010), "Why do physicians prescribe stress ulcer prophylaxis to general medicine patients?", (1541-8243 (Electronic)), pp.
9. Tasaka C. L., Burg C., et al. (2014), "An interprofessional approach to reducing the overutilization of stress ulcer prophylaxis in adult medical and surgical intensive care units", Ann Pharmacother, 48(4), pp. 462-9.