ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Quang Hưng Phạm 1,, Thị Thu Hà Lê 1,2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 256 người bệnh ung thư phổi đang điều trị nội trú tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam (76,6%), độ tuổi trung bình 61,11 ± 10,39, trong đó có 8,2% người bệnh có ý tưởng tự sát khoảng 2–5 lần/tuần (tần suất = 2,86 ± 1,32), những ý tưởng tự sát này tồn tại trong thời gian dưới 1 giờ hoặc chỉ một chút thời gian của người bệnh (thời gian tồn tại = 2,29 ± 1,15). Không có người bệnh nào có toan tự sát. Kết luận: Ý tưởng tự sát là phổ biến ở bệnh ung thư phổi, điều này tiềm ẩn một tỉ lệ không nhỏ tự sát hoàn thành của nhóm người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú. Yêu cầu đặt ra cho các nhà chăm sóc sức khỏe và các nhà hoạch định chính sách là cần phải phát hiện sớm những người bệnh có nguy cơ tự sát và tăng cường điều trị các rối loạn tâm thần trong các bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Freddie Bray et al. (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians 68(6), 394-424.
2. Phạm Xuân Dũng và CS. (2019). Kết quả ghi nhận ung thư quần thể Thành phố Hồ Chí Minh 2016. Tạp chí ung thư học Số 5, 23-29.
3. Zhong BL et al. (2017). Suicidal ideation among Chinese cancer inpatients of general hospitals: prevalence and correlates. Oncotarget. 8(15), 25141-25150.
4. Martin M. Oken et al (1982). Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group. AMERICAN JOURNAL OF CLINICAL ONCOLOGY. 5(6), 649-656.
5. Yan X et al. (2019). Prevalence and risk factors of anxiety and depression in Chinese patients with lung cancer: a cross-sectional study. Cancer Management and Research. 2019:11, 4347-4356.
6. M L Ginsburg et al. (1995), Psychiatric illness and psychosocial concerns of patients with newly diagnosed lung cancer. CMAJ. 152(5), 701–708.
7. Huong, T.T.H. et al. (2006) Life time suicidal thoughts in an urban community in Hanoi, Vietnam. BMC Public Health 6, 76.
8. Brown GK et al. (2005). The internal struggle between the wish to die and the wish to live: a risk factor for suicide. Am J Psychiatry. 162(10), 1977-1979.