ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TỪ 15 ĐẾN 24 TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo số liệu trong chương trình phát triển và sức khoẻ vị thành niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1998, mỗi năm trung bình có khoảng 800,000 người chết vì tự sát, trong đó có khoảng 100,000 đến 200,000 người trong độ tuổi thanh thiếu niên, hơn thế nữa, số người cố gắng tự sát có thể còn cao gấp 40 lần. Ở Mỹ, tự sát là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm từ 15 đến 24 tuổi và tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên đang tăng nhanh hơn so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác1. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở nhóm người bệnh từ 15 đến 24 tuổi đang điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 101 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ giới (67,3%), độ tuổi trung bình 18,66 ± 2,84; nơi sinh sống ở nông thôn và thành thị gần như tương đương nhau (55,4% và 44,6%); trình độ học vấn chủ yếu là trung học phổ thông (55,4%). Hơn 2/3 bệnh nhân nghiên đã từng có những ý tưởng, hành vi tự sát trong quá khứ (71,3%). Số bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát chiếm 54,5% trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu, trong đó số chỉ có ý tưởng tự sát chiếm 27,3%, đã có hành vi tự sát chiếm 72,7%. Cách thức xuất hiện ý tưởng, hành vi tự sát là từ từ hay đột ngột là gần như nhau, lần lượt là 50,9% và 47,3%, chỉ có 1,8% là xuất hiện không rõ thời điểm. Có khoảng 2/3 bệnh nhân đã không chia sẻ với mọi người xung quanh về những ý tưởng, hành vi tự sát của mình (67,3%), gấp hơn 2 lần so với số bệnh nhân có thông báo về dự định này. Các triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân trong nghiên cứu là: cảm giác mất hi vọng (98,2%) , giai đoạn trầm cảm (78,2%) , thiếu trợ giúp (69,1%), cho rằng mình là gánh nặng của gia đình (40%), kích thích, xung động hoặc lo âu (36,4%). Kết luận: Tự sát là rối loạn tâm thần thường gặp trong nhóm từ 15 đến 24 tuổi. Số bệnh nhân đã có hành vi tự sát cao hơn gần 4 lần so với nhóm chỉ có ý tưởng tự sát, đa số ở nữ giới. Phần lớn các bệnh nhân đều có ý tưởng, hành vi tự sát trong quá khứ. Cách thức xuất hiện ý tưởng tự sát có thể là từ từ hay đột ngột. Đa số các bệnh nhân thường không chia sẻ với mọi người về ý tưởng, hành vi tự sát của bản thân. Triệu chứng hay gặp nhất là mất hi vọng, giai đoạn trầm cảm và thiếu trợ giúp trong cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thanh thiếu niên, hành vi tự sát, đặc điểm lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. WASSERMAN D, CHENG Q, JIANG GX. Global suicide rates among young people aged 15-19. World Psychiatry. 2005;4(2):114-120.
3. McManus S, Bebbington P, Jenkins R, Brugha T, NHS Digital, UK Statistics Authority. Mental Health and Wellbeing in England: Adult Psychiatric Morbidity Survey 2014 : A Survey Carried out for NHS Digital by NatCen Social Research and the Department of Health Sciences, University of Leicester.; 2016.
4. Gruebner O, A. Rapp M, Adli M, Kluge U, Galea S, Heinz A. Cities and Mental Health. Dtsch Ärztebl Int. 2017;114(8):121-127. doi:10.3238/ arztebl.2017.0121
5. Cash SJ, Bridge JA. Epidemiology of Youth Suicide and Suicidal Behavior. Curr Opin Pediatr. 2009;21(5):613-619. doi:10.1097/MOP.0b013e32833063e1
6. Kokkevi A, Rotsika V, Arapaki A, Richardson C. Adolescents selfreported suicide attempts, selfharm thoughts and their correlates across 17 European countries. J Child Psychol Psychiatry. Published online 2011:9.
7. Cha CB, Franz PJ, M Guzmán E, Glenn CR, Kleiman EM, Nock MK. Annual Research Review: Suicide among youth - epidemiology, (potential) etiology, and treatment. J Child Psychol Psychiatry. Published online April 2018:460-482.