ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GRANISETRON SO VỚI ONDANSETRON TRONG DỰ PHÒNG MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG PHẪU THUẬT CHI DƯỚI

DAOCHAITONGYOUATHAO Vongvien 1,, Quang Minh Phạm 2
1 Bệnh viện 5 mesa Lào
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được tiến hành nhằm so sánh hiệu quả của granisetron so với ondansetron trong dự phòng một số tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống trong phẫu thuật chi dưới. 60 bệnh nhân, chia thành 2 nhóm, được phẫu thuật chi dưới vô cảm bằng phương pháp gây tủy sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 – 6/2022. Kết quả: một số chỉ số nhân trắc, loại phẫu thuật tương đương ở 2 nhóm. Sau gây tủy sống, nhóm sử dụng granisetron nguy cơ nôn, buồn nôn giảm 0,24 lần so với nhóm sử dụng ondansetron, khác không có ý nghĩa thống kê với p ˃ 0,05. Trên tuần hoàn: nhóm sử dụng granisetron có xu hướng nhịp tim ổn định hơn so với nhóm sử dụng ondansetron, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p ˃ 0,05; nhóm sử dụng granisetron nguy cơ tụt huyết áp giảm 4,5 lần so với nhóm sử dụng ondansetron, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p ˂ 0,05. Kết luận: Granisetron có hiệu quả tốt hơn ondansetron trong dự phòng một số tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống trong phẫu thuật chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Thu Hà. Đánh giá hiệu quả của Ondansetron trong dự phòng một số tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống trong phẫu thuật chi dưới, Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
2. Bucklin B.A., Hawkins J.L., Anderson J.R., Ullrich F.A. Obstetric anesthesia workforce survey: a twenty-year update. The Journal of the American Society of Anesthesiologists. 2005; 103(3): 645-653.
4. Leeser J., Lip H. Prevention of postoperative nausea and vomiting using ondansetron, a new, selective 5-HT3 receptor antagonist. Anesthesia and analgesia. 1991; 72(6): 751-755.
3. Kim EJ, Ko Js, Kim CS, Lee SM, Choi DH. Combination of Antiemetics for the Prevention of Postoperative Nausea and Vomiting in High-Risk Patients. J Korean Med Sci.2007;22(5):878-882.
5. Owcsuk R, Wenski W, Polak-Krzeminska A, et al. Ondansetron given intravenously attenuates arterial blood pressure drop due to spinal anesthesia: a double-blind, placebo-controlled study. Reg Anesth Pain Med. 2008;33(4):332-339
6. Sahoo T, SenDasgupta C, Goswami A, Hazra A. Reduction in spinal-induced hypotension with ondansetron in parturients undergoing caesarean section: a double-blind randomised, placebo-controlled study. Int J Obstet Anesth. 2012;21(1):24-28.
7. Shahriari A., Khooshideh M., Heidari M.H. Prevention of nausea and vomiting in the cesarean section under spinal anesthesia with midazolam or metoclopramide. J Pak Med Assoc. 2009; 59(11): 756-759.
8. Sharma SP, Raghu K, Nikhi N, Rajaram G, Kumar S, Singh S. Prophylactic adminisyration of ondansetron for caesarean section. Cochrane Database Syst Rew. 2017;2017(8).