THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020 - 2021

Thị Thùy Linh Hoàng 1,, Mạnh Khánh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại Bệnh viện HN Việt Đức năm 2020 - 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng hình thức phỏng vấn trên 331 điều dưỡng đang làm việc tại các Khoa lâm sàng và Cận lâm sàng trong Bệnh viện. Kết quả cho thấy 96% điều dưỡng đã được đào tạo liên tục trong năm 2 năm 2020-2021; hình thức đào tạo trong bệnh viện chiếm 98,4%; kinh phí tự chi trả cho khoá đào tạo liên tục chiếm 13,6% và chỉ có 36,8% được cấp chứng chỉ đào tạo. 44,1% số điều dưỡng cho rằng nếu không đào tạo đủ thời gian thì có thể đào tạo bù vào năm kế tiếp và 43,5% điều dưỡng cho rằng hình thức đào tạo chính quy (học sau đại học, học liên thông) là hình thức đào tạo liên tục. Gần 5% điều dưỡng ở các trình độ học vấn khác nhau chưa được đào tạo liên tục, 62,2% số điều dưỡng có tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng cứng như cấp cứu, chăm sóc khẩn cấp, an toàn NB và gần 90% có hài lòng với khoá đào tạo. 78,2 % số điều dưỡng có tham gia đào tạo kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp; 32% được đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm. Chỉ có 46,5% số điều dưỡng đã tham gia đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc và can thiệp điều dưỡng. Nghiên cứu cho thấy thực trạng đào tạo của điều dưỡng mới chủ yếu tập trung vào các kỹ năng cứng, vẫn còn rất ít đưọc đào tạo về kỹ năng mềm và kỹ năng khác theo năng lực cơ bản của điều dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific 2018. Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam [‎Human resources for health country profiles : Viet Nam]‎. WHO Regional Office for the Western Pacific. https://apps.who.int/iris/handle/10665/260006
2. Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục đào tạo (2010). Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.
3. Murray EJ (2007). Nursing leadership and management for patient safety and quality care. Philadelphia: FA Davis Company 2017;LCCN 2016052944 | ISBN 9780803630215.
4. Hồ Phương Thúy (2021). Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 4, số 2 (2021), tr: 28 -39.
5. Thắm TTH (2017). Thực trạng và nhu cầu Đào tạo liên tục của Điều dưỡng viên Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng HN.
6. Văn Thắng, C. Thị Bình An (2022). Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh nhàn năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 516, 1 (tháng 7 2022). DOI:https://doi.org/10.51298/vmj.v516i1.2976.
7. Trần Thị Tuyết Nhung (2021), Thực trạng đào tạo liên tục nguồn nhân lực điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng.
8. Hồ Phương Thúy (2021). Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 4, số 2 (2021), tr: 28 -39.
9. Lê Kim Tuyển, Lê Thị Thanh Hương (2022). Thực trạng đào tạo liên tục của Điều dưỡng các khoa lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(1).