THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ DÙNG LIỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2022

Văn Lê Trần 1,2, Huy Nga Nguyễn 3,
1 Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội
2 Sở Y tế Quảng Bình
3 Trường Đại học Quang Trung, Bình Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích tại các cơ sở sản xuất nước đá dùng liền tại tỉnh Quảng Bình năm 2022 nhằm mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và một số yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy có tới 31% mẫu nước đá dùng liền (NĐDL) bị nhiễm vi sinh vật và 69% nước đá dùng liền không bị nhiễm vi sinh vật; 40,5% cơ sở không đạt yêu cầu điều kiện ATTP, trong đó cơ sở không đạt yêu cầu về bao bì chứa đựng NĐDL là cao nhất với 35,7%; 26,2% cơ sở không đạt về điều kiện con người; 7,1% cơ sở không đạt điều kiện an ATTP trang thiết bị dụng cụ; 4,8% không đạt điều kiện ATTP nhà xưởng cơ sở sản xuất (CSSX). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong NĐDL và các yếu tố điều kiện ATTP của cơ sở. Những CSSX không đạt yêu cầu ATTP về điều kiện chung, điều kiện nhà xưởng, điều kiện người sản xuất, điều kiện bảo quản thực phẩm nguy cơ sản phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật cao gấp từ 0,275 lần đến 30,375 lần so với những cơ sở đạt yêu cầu về ATTP các điều kiện này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phương Thoa và cộng sự. (2018), Đánh giá mức nhiễm vi sinh vật của nước đá dùng liền tại ba quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, năm 2018. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển.
2. Phạm Thị Ngọc Lan, Ngô Thị Tuyết Mai. (2012), Khảo sát ô nhiễm vi sinh vật trong một số thực phẩm trên đia bàn thành phố Huế năm 2010-2011. Tạp Chí khoa học, 2012.
3. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình. (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020.
4. Lê Minh Tiến. (2016), Thực trạng ô nhiễm vi sinh vật trong nước đá dùng liền và kiến thức của người sản xuất, người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Bình năm 2016. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng; Trường Đại học Y Thái Bình. 2016
5. Trần Thị Tuyết Hạnh, Mạc Huy Hạnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Phước. (2020), Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm nước đá dùng liền và các yếu tố liên quan tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2019, Tạp chí Sức khỏe môi trường năm 2020.
6. Jongsamak, P., Charoenteeraboon, J., & Techaarpornkul, S. (2014). A microbial safety survey of edible ice at cafeterias and a weekly market of Silpakorn university, Sanamchandra palace. Thai Bulletin of Pharmaceutical Sciences, 9(1), 14-23.
7. Hà Thu Huyền. (2015), Đánh giá chất lượng nước đá và mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước đá tại thành phố Hà Nội năm 2015, Luận văn thạc sĩ y tế cộng đồng.