TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Công Trứ Lê 1,, Hoàng Long Đỗ 1, Đỗ Hùng Trần 1
1 Trường đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Klebsiella pneumoniae được biết đến là một căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng thường gặp, nhưng lại có thể diễn biến rất nặng và tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao. Việc cung cấp thông tin về tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae là rất cần thiết cho thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumonia tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 387 chủng vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, thu thập từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm trùng tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2019 đến tháng 08/2019. Tiến hành kỹ thuật định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ, thử nghiệm ESBL bằng máy tự động Vitek 2. Kết quả: Klebsiella pneumoniae đề kháng cao nhất với ampicillin với tỷ lệ 97,4% (377/387). Kế đến là ampicillin/sulbactam với 84% (325/387). Tỷ lệ nhạy cảm ở các nhóm kháng sinh Fluoroquinolones và Nitrofurans cũng ở mức thấp chỉ từ 14,2% - 19,4%. Đối với nhóm Carbapenems, đề kháng ở mức trung bình từ 35,9% - 40,3%. Kháng sinh có tỷ lệ đề kháng thấp nhất là amikacin với 3,1% (12/387). Tuy nhiên, các kháng sinh còn lại trong nhóm Aminoglycosides lại có mức đề kháng trung bình từ 46,3% - 49,4%. Tỷ lệ Klebsiella pneumoniae đa kháng kháng sinh là 89,1% (345/387) và sinh enzyme ESBL là 31,3% (121/387). Các chủng Klebsiella pneumonia sinh ESBL có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn các chủng không sinh ESBL. Kết luận: Các chủng Klebsiella pneumoniae trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đề kháng kháng sinh và tỷ lệ đa kháng tương đối cao. Tỷ lệ sinh ESBL của Klebsiella pneumoniae ở mức trung bình và có ảnh hưởng đến khả năng đề kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hoài An (2014), Khảo sát sự kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 63-64.
2. Ngô Thế Hoàng, Quế Lan Hương, Nguyễn Bá Lương (2012), "Tính kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh Viện Thống Nhất", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 264-270.
3. Bùi Thế Trung (2018), Tình hình Klebsiella pneumoniae mang gen kháng carbapenem trên bệnh nhân nhi. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, số 5, 281-289.
4. Chu Thị Hải Yến (2014), Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, số 5, 75-82.
5. Buys H., et al (2016), "Klebsiella pneumoniae bloodstream infections at a South African children’s hospital 2006–2011, a cross-sectional study", BMC Infectious Diseases, 16 (1), pp. 570-579.
6. Jamali S., et al (2020), The Phylogenetic Relatedness of blaNDM-1 Harboring Extended-Spectrum β-Lactamase Producing Uropathogenic Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae in the North of Iran. Infection and Drug Resistance, 1, 651–657.
7. Shin H. R., et al (2019), "Increasing prevalence of antimicrobial resistance in urinary tract infections of neurological patients, Seoul, South Korea, 2007–2016", International Journal of Infectious Diseases, 84 (1), pp. 109–115.
8. Uc-Cachón A.H., et al (2019), "High Prevalence of Antimicrobial Resistance Among Gram-Negative Isolated Bacilli in Intensive Care Units at a Tertiary-Care Hospital in Yucatán Mexico", Medicina, 55 (9), pp. 588-600.