ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 50 mắt chấn thương nhãn cầu hở được điều trị khoa Chấn thương mắt bệnh viện Mắt Trung Ương từ 8/2021 đến 4/2022. Kết quả: Tỷ lệ giới nam/ nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 2,6/1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 34,84±14,15 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi và lớn tuổi nhất là 62 tuổi). Trong đó, 2 nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 16-45 tuổi (68%) và 46- 60 tuổi (18%). Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động chân tay (70,0%). Đa số các trường hợp có hoàn cảnh chấn thương là tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 64%, 32% là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông 4%. Tỷ lệ chấn thương mắt phải/ mắt trái là tương đương nhau 50% và 50%. Tỉ lệ viêm mủ nội nhãn sau khi dự phòng bằng kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% là 4,0% (2/50). Trong đó, cả 2 trường hợp có bệnh nguyên là vi khuẩn gram (+). Các yếu tố nguy cơ viêm mủ nội nhãn sau chấn thương bao gồm dị vật nội nhãn, đục vỡ thể thủy tinh, chấn thương ở vùng nông thôn, kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ và chấn thương ở Zone I. Yếu tố không ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm mủ nội nhãn là kích thước vết thương và thời gian đóng vết thương. Kết luận: Sử dụng kháng sinh tra tại chỗ Levofloxacin 1.5% là biện pháp ít hiệu quả trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Dimacali VG, Lim Bon Siong R. Infectious endophthalmitis at a Philippine tertiary hospital: a ten-year retrospective study. J Ophthalmic Inflamm Infect. 2020;10:19. doi:10.1186/s12348-020-00208-0
3. Ngô Thị Hồng Thắm. Đánh Giá Hiệu Quả Của Tiêm Kháng Sinh Nội Nhãn Trong Dự Phòng Viêm Mủ Nội Nhãn Sau Vết Thương Xuyên Nhãn Cầu. Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2008.
4. Soheilian M, Rafati N, Mohebbi MR, et al. Prophylaxis of acute posttraumatic bacterial endophthalmitis: a multicenter, randomized clinical trial of intraocular antibiotic injection, report 2. Arch Ophthalmol Chic Ill 1960. 2007;125(4):460-465. doi:10.1001/archopht.125.4.460
5. Narang S, Gupta V, Gupta A, Dogra MR, Pandav SS, Das S. Role of Prophylactic Intravitreal Antibioticộng sự in Open Globe Injuries. Indian J Ophthalmol. 2003;51(1):39-44.
6. Bhagat N, Nagori S, Zarbin M. Post-traumatic Infectious Endophthalmitis. Surv Ophthalmol. 2011;56(3):214-251. doi:10.1016/j. survophthal. 2010. 09.002
7. Watanachai N, Choovuthayakorn J, Chokesuwattanaskul S, et al. Risk factors and outcomes of post-traumatic endophthalmitis: a retrospective single-center study. J Ophthalmic Inflamm Infect. 2021;11:22. doi:10.1186/s12348-021-00254-2
8. Bohrani Sefidan B, Tabatabaei SA, Soleimani M, et al. Epidemiological characteristicộng sự and prognostic factors of post-traumatic endophthalmitis. J Int Med Res. 2022; 50(2): 03000605211070754. doi:10.1177/03000 60521 1070754