KHẢO SÁT VÀ ĐỊNH DANH KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG Ở NHỮNG SẢN PHỤ CÓ TIỀN CĂN SẢY THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai như bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, ... trong đó có do kháng thể bất thường (KTBT), là nguyên nhân hàng đầu gây tán huyết thai nhi và trẻ sơ sinh. Sàng lọc KTBT có ý nghĩa trong kiểm soát kết cục thai kỳ tuy nhiên hiện nay chưa có báo cáo về tỷ lệ KTBT trên thai phụ tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ KTBT ở thai phụ tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2022. Phương pháp nghiên cứu: Phụ nữ mang thai đồng ý tham gia nghiên cứu cho xét nghiệm trước sinh tại phòng khám thai đơn trung tâm được chia thành hai nhóm. Nhóm chứng gồm những phụ nữ chưa từng có tiền căn sảy thai. Nhóm còn lại là nhóm bệnh gồm những phụ nữ có tiền căn sảy thai. Tất cả thai phụ tham gia nghiên cứu được sàng lọc KTBT. Những người có kết quả dương tính với KTBT được thực hiện xét nghiệm định danh kháng thể. Kết quả: Tỷ lệ KTBT là 0,59% (3/507). Tỷ lệ KTBT ở sản phụ có tiền căn sảy thai là 0,59% (2/338). Tỷ lệ kháng thể bất thưởng ở sản phụ không có tiền căn sảy thai là 0,59% (1/169). Kiểu xuất hiện KTBT kết hợp nhiều kháng thể chiếm đa số (66,67%), trong đó các kháng thể được phát hiện là: Anti E (20%), Anti M (20%), Anti Lea (20%), Anti K (20%). Kết luận: Sàng lọc KTBT cho tất cả thai phụ như các nước phương Tây có thể không áp dụng tại Việt Nam do áp lực về chi phí xét nghiệm và tỷ lệ xuất hiện KTBT khá thấp. Do đó chúng tôi chỉ đề xuất thực hiện sàng lọc KTBT trên các đối tượng thai phụ có tiền căn sản khoa như sảy thai, từng mang thai 2 lần trở lên, tiền sử có con sinh ra bị thiếu máu, vàng da sau sinh và thai phụ từng truyền máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sàng lọc kháng thể bất thường, định danh kháng thể bất thường
Tài liệu tham khảo
2. Đào Thị Thanh Nga, Lê Ngọc Linh, Lương Thị Anh (2015), "Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thường ở bệnh nhân trước phẫu thuật tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014", Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 10, tr. 40-44.
3. Nguyễn Long Quốc, Lê Thị Hoàng Mỹ (2017), "Bước đầu sàng lọc và định danh kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở bệnh nhân Thalassemia có truyền máu", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 8, tr. 159-164.
4. Trần Văn Bé (1999), Huyết Học Lâm Sàng, Nhà xuất bản Y Học TP.HCM, tr. 318-324.
5. Trương Anh Dũng (2017), Khảo sát và định danh kháng thể bất thường ở những người cho máu tình nguyện khu vực Đông Nam bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
6. Nordvall M, Dziegiel M, Hegaard H K, Bidstrup M, Jonsbo F, Christensen B, Hedegaard M (2009), "Red blood cell antibodies in pregnancy and their clinical consequences: synergistic effects of multiple specificities", Transfusion, 49(10), pp. 2070-5.
7. Raguz J, Prce Z, Bjelanovic V, Bjelanovic I, Dzida S, Mabic M (2020), "20 Years of Follow-up Alloimmunization and Hemolytic Disease in Newborn: Has Anything Changed in the Field Over the Years?", Klin Padiatr, 232(6), pp. 314-320.
8. Saboor M, Ahmed S (2021), "Prevalence and Specificity of Red Cell Alloantibodies in Un-Transfused Multiparous Women", Clinical laboratory, 1, pp. 67-71.
9. Solves P, Seguí IG, Guinot M, Saus A, et al (2017), "Prevalence of Red Blood Cell Alloantibodies in Pregnant Women and Hemolytic Disease of Newborn in a Tertiary Care Hospital", ARC Journal of Gynecology and Obstetrics, 2(2), pp. 18-23.
10. White J, Qureshi H, Massey E, Needs M, Byrne G, Daniels G, Allard S (2016), "Guideline for blood grouping and red cell antibody testing in pregnancy", Transfus Med, 26(4), pp. 246-63.