SO SÁNH HIỆU QUẢ KHỞI MÊ, THOÁT MÊ VÀ TÁC DỤNG TRÊN TUẦN HOÀN GIỮA GÂY MÊ KẾT HỢP PROPOFOL TCI VỚI KETAMIN VÀ ETOMIDAT VỚI SEVOFLURAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm so sánh thời gian khởi mê, thời gian hồi tỉnh và ảnh hưởng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê bằng propofol TCI kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp với sevofluran ở người cao tuổi. 210 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, ASA I-II được ngẫu nhiên chia làm ba nhóm: nhóm 1 (n = 70) khởi mê bằng propofol TCI (Target Controlled Infusion) đặt nồng độ đích tại huyết tương (Cp- plasma concentration); nhóm 2 (n = 70) khởi mê bằng propofol TCI đặt nồng độ đích tại não (Ce - effect site concentration). Cả nhóm 1 và nhóm 2 kết hợp ketamin 0,3 mg/kg, duy trì mê bằng propofol -TCI; nhóm 3 (n = 70) khởi mê bằng etomidat truyền tĩnh mạch tốc độ 0,05 mg/kg/phút, duy trì mê bằng sevofluran. Ba nhóm cùng kết hợp fentanyl 3µg/kg; rocuronium 0,8mg/kg để đặt ống nội khí quản (NKQ). Kết quả: Thời gian chờ mất tri giác, đủ điều kiện đặt ống NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 3 ngắn hơn so với nhóm 1 và nhóm 2 (p < 0,01). Tại thời điểm trước khi đặt ống NKQ: huyết áp tâm thu, huyết áp trung bình của nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2 và nhóm 3 với p < 0,05; Sau đặt ống NKQ: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch của nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1, nhóm 2 và cao hơn so với thời điểm trước khi khởi mê (p < 0,001). Thời gian đủ điều kiện rút ống NKQ của nhóm 1 và nhóm 2 ngắn hơn nhóm 3.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây mê người cao tuổi, Propofol TCI, Ketamin, Etomidat
Tài liệu tham khảo
2. N. H. T. Đỗ Ngọc Hiếu, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội. (2012).
3. Y.-H. K. Young-Kwon Ko, Sang-Il Park et al, Korean J Anesthesiology 68 (2), 136-140 (2015).
4. N. T. M. Thu, Luận án tiến sĩ y học. Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108 (2012).
5. A. A. Afshin Gholipour Baradari, Mohammad Reza Habibi, Arch Med Sci 13 (5), 1102–1110 (2017).