THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tăng huyết áp (THA) và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) tại tỉnh Quảng Bình. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 815 NCT tại 4 xã thuộc tỉnh Quảng Bình. Kết quả: Tỷ lệ THA là 52% trong đó 65,3% đã biết về bệnh và 42,4% đang được điều trị. Tỷ lệ mắc THA tăng theo tuổi (từ 49,5% ở nhóm 60-69 tuổi lên 64,0% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên) và mức BMI (từ 43,2% ở người thiếu cân lên 59,9% ở người thừa cân); cao hơn ở người béo bụng (51,4%) so với người không béo bụng (40,5%), và người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch (61,2%) so với những người không có tiền sử mắc bệnh (35,7%). Kết luận: NCT tại Quảng Bình có tỷ lệ mắc THA cao với hơn một phần ba chưa biết mình mắc bệnh và gần 60% chưa được điều trị. Nhóm tuổi, chỉ số BMI, tình trạng béo bụng, tiền sử mắc bệnh lý tim mạch theo khai báo là các yếu tố liên quan đến mắc THA ở NCT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, tăng huyết áp, Quảng Bình, cộng đồng
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Hương, Trần Thị Mai Hoa, Lê Thị Thanh Xuân, và cộng sự. Tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013. Tạp chí Y học dự phòng, 2015, XXV, pp 77-82.
3. Hoàng Phương Thủy (2013). Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.
4. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Huỳnh Văn Minh, và cộng sự. Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016. Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.
5. Korinek K, Teerawichitchainan B, Zimmer Z, et al. Design and measurement in a study of war exposure, health, and aging: protocol for the Vietnam health and aging study. BMC Public Health. Oct 23 2019;19(1):1351. doi:10.1186/ s12889-019-7680-6.
6. Meiqari L., Essink D., Wright P., et al. Prevalence of Hypertension in Vietnam: A Systematic Review and Meta-Analysis. Asia Pac J Public Health, 2019, 31,101-112.
7. Lionakis N, Mendrinos D, Sanidas E, et al. Hypertension in the elderly. World J Cardiol. May 26 2012;4(5):135-47. doi:10.4330/wjc.v4.i5.135.
8. Mills, K. T., Stefanescu, A. & He, J. The global epidemiology of hypertension. Nat Rev Nephrol, 2020, 16, 223-237.
9. Mills K. T., Bundy J. D., Kelly T. N., et al. Global Disparities of Hypertension Prevalence and Control: A Systematic Analysis of Population-Based Studies From 90 Countries. Circulation, 2016, 134, 441-50.
10. World Health Organization. Noncommunicable Diseases (NCD) Country Profiles. WHO, Geneva, 2014.