ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI BA THÁNG ĐẦU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị của huyết sắc tố hồng cầu lưới (Ret-He) trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu, thiết lập giá trị ngưỡng cắt và đánh giá độ đặc hiệu, độ nhạy. Nghiên cứu mối tương quan giữa huyết sắc tố hồng cầu lưới với Ferritin huyết thanh trong thiếu máu thiếu sắt. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 174 phụ nữ mang thai ba tháng đầu đến khám thai tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh từ 12/2021 đến 8/2022. Đối tượng nghiên cứu được tiến hành lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm công thức máu và Ferritin huyết thanh. Dữ liệu được phân tích so sánh giữa các nhóm bằng giá trị trung vị, khoảng tứ phân vị, đường cong Receiver Operating Characteristic (ROC) và tương quan Spearman. Kết quả: Tình trạng thiếu máu thiếu sắt được xác định khi nồng độ hemoglobin < 11g/dL và Ferritin huyết thanh < 30mg/dL. Phân tích đường cong Receiver Operating Characteristic (ROC) tính được diện tích dưới đường cong là 0,829, với điểm cắt huyết sắc tố hồng cầu lưới 31,3mg/dL có độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 83,3%. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và Ferritin huyết thanh (r=0,652; p<0,001). Kết luận: Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới là một chỉ dấu tốt hỗ trợ chẩn đoán sớm thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Ngoài ra, nồng độ huyết sắt tố hồng cầu lưới có thể dự báo tốt trong đánh giá lượng sắt dự trữ tại tủy xương thông qua mối tương quan thuận với Ferritin huyết thanh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết sắc tố hồng cầu lưới, thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai
Tài liệu tham khảo
2. Pavord S., Myers B., British Committee for Standards in Haematology. (2012). UK guidelines on the management of iron deficiency in pregnancy. British journal of haematology, 156(5), 588-600.
3. Suzane D., Fragoso A. L. R., et al (2021). Evaluation of RET-He values as an early indicator of iron deficiency anemia in pregnant women. Hematology, Transfusion and Cell Therapy.
4. Nugraha G., Masruroh N., et al (2020). Comparative Test of Ret-He Examination in Diagnosis of Iron Deficiency in Pregnant Women. Medical Laboratory Technology Journal.
5. Nguyễn Thị Trường Thái, Diệp Từ Mỹ (2021). Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 25(2), 80-86.
6. Marković M., Majkić‐Singh N., et al (2007). Reticulocyte haemoglobin content vs. soluble transferrin receptor and ferritin index in iron deficiency anaemia accompanied with inflammation. International journal of laboratory hematology, 29(5), 341-346.
7. Nguyễn Minh Thọ (2021). Giá trị của huyết sắc tố hồng cầu lưới trong theo dõi và điều trị thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y dược Tp. Hồ Chí Minh.
8. Mehta S., Goyal L. K., et al (2016). Reticulocyte hemoglobin vis-a-vis serum ferritin as a marker of bone marrow iron store in iron deficiency anemia. J Assoc Physicians India, 64(11), 38-42.