TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Quỳnh Nga Nguyễn 1, Thị Huyền Ninh Phan 1,
1 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ đẻ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 132 trẻ sơ sinh đẻ non dưới 32 tuần được xét nghiệm nồng độ 25-(OH)D huyết thanh lúc 3 đến 4 tuần tuổi tại Trung tâm sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Tất cả trẻ trong đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhóm đủ vitamin D (nồng độ 25-(OH)D ≥50nmol/l) và nhóm không đủ vitamin D (nồng độ 25-(OH)D <50nmol/l). Kết quả: Tỉ lệ không đủ vitamin D là 54.5%. Có sự khác biệt giữa nồng độ Calci toàn phần, Phospho và Alkaline Phosphatase (ALP) trong máu giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuổi thai không liên quan đến tình trạng không đủ vitamin D. Nồng độ 25-(OH)D thấp hơn đáng kể ở các nhóm có mẹ mắc bệnh lý, nhiễm nấm, loạn sản phế quản phổi, vấn đề tại đường tiêu hóa và suy giáp. Kết luận: Tỉ lệ không đủ vitamin D ở trẻ đẻ non còn tương đối cao. Bệnh lý của mẹ trong thời kỳ mang thai, nhiễm nấm, loạn sản phế quản phổi, vấn đề tại đường tiêu hóa và suy giáp làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D ở trẻ đẻ non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park SH, Lee GM, Moon JE, Kim HM. Severe vitamin D deficiency in preterm infants: maternal and neonatal clinical features. Korean J Pediatr. 2015;58(11):427-433.
2. Cho SY, Park HK, Lee HJ. Efficacy and safety of early supplementation with 800 IU of vitamin D in very preterm infants followed by underlying levels of vitamin D at birth. Italian Journal of Pediatrics. 2017;43(1):45.
3. Saraf R, Morton SMB, Camargo CA, Grant CC. Global summary of maternal and newborn vitamin D status – a systematic review. Matern Child Nutr. 2015;12(4):647-668.
4. Oktaria V, Graham SM, Triasih R, et al. The prevalence and determinants of vitamin D deficiency in Indonesian infants at birth and six months of age. PLoS One. 2020;15(10):e0239603.
5. Burris HH, Van Marter LJ, McElrath TF, et al. Vitamin D status among preterm and full-term infants at birth. Pediatr Res. 2014;75(1-1):75-80.
6. Lykkedegn S, Sorensen GL, Beck-Nielsen SS, Christesen HT. The impact of vitamin D on fetal and neonatal lung maturation. A systematic review. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol. 2015;308(7):L587-602.
7. Çetinkaya M, Çekmez F, Erener-Ercan T, et al. Maternal/neonatal vitamin D deficiency: a risk factor for bronchopulmonary dysplasia in preterms? J Perinatol. 2015;35(10):813-817.
8. Park HW, Lim G, Park YM, Chang M, Son JS, Lee R. Association between vitamin D level and bronchopulmonary dysplasia: A systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2020; 15(7): e0235332.