ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA, CHỈ SỐ SINH HỌC VỚI CHỈ SỐ LỌC CẦU THẬN THIẾT LẬP TRÊN ĐỐI TƯỢNG SUY THẬN MẠN

Minh Tuấn Võ 1, Hy Triết Văn 1,2,, Thị Lệ Nguyễn 1,2, Quốc Tuấn Lê 1,2, Thanh Hải Đoàn 2, Thị Mai Dung Lê 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên hệ giữa một số xét nghiệm sinh hóa và thông số sinh học với chỉ số lọc cầu thận thiết lập bởi các công thức Cockcroft – Gault, MDRD, CKD – EPI 2009, độ thanh thải creatinine 24 giờ trên đối tượng suy thận mạn.Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 44 người là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên và mắc bệnh suy thận mạn đến khám tại phòng Khám thận, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.Kết quả: Độ tuổi tương quan nghịch mức độ thấp với Cockcroft – Gault (r=-0,39); nồng độ glucose tương quan nghịch mức độ thấp với Cockcroft – Gault (r=-0,37), MDRD (r=-0,32), CKD – EPI 2009 (r=-0,34); nồng độ creatinine tương quan nghịch mức độ cao với Cockcroft – Gault (r=-0,82), MDRD (r=-0,92), CKD – EPI 2009 (r=-0,90), CrCl 24h (r=0,71); nồng độ urea tương quan nghịch mức độ cao với Cockcroft – Gault (r=-0,63), MDRD (r=-0,73), CKD – EPI 2009 (r=-0,73), CrCl 24h (r=-0,48); giới tính, chỉ số BMI, huyết áp, nồng độ albumin, nồng độ protein và nồng độ acid uric không có mối tương quan với eGFR được tính bởi các công thức. Bên cạnh đó, CrCl 24h tương quan thuận mức độ cao với Cockcroft – Gault (r=0,72), MDRD (0,77), CKD – EPI 2009 (0,78). eGFR được tính bởi MDRD có sai lệch thấp nhất với CrCl 24h (hiệu số -1,44). Kết luận: Có mối liên hệ giữa độ tuổi, nồng độ glucose máu, nồng độ urea và nồng độ creatinine, CrCl 24h với độ lọc cầu thận thiết lập; công thức eGFR MDRD ước đoán tốt nhất với CrCl 24h.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Văn Hy Triết et al. (2020), "Mức độ ảnh hưởng của các thông số tuổi, giới, chỉ số BMI và huyết áp với độ lọc cầu thận ước tính ở đối tượng trên 18 tuổi", Y Học TP Hồ Chí Minh. tập 24 (5), pp. 164-171.
2. Vũ Quang Huy et al. (2014), "So sánh sự tương quan giữa độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) sử dụng công thức MDRD và công thức Cockcroft - Gault với độ thanh thải creatinin", Tạp chí y học. tập 18 (3), pp. 283-288
3. Vũ Quang Huy et al. (2020), "Khảo sát mối liên hệ một số xét nghiệm với chỉ số lọc cầu thận thiết lập", Y Học TP Hồ Chí Minh. tập 24 (5), pp. 171-177.
4. Cattran D. C. et al. (2008), "The impact of sex in primary glomerulonephritis", Nephrology Dialysis Transplantation. 23 (7), pp. 2247–2253.
5. Green S. B. (1991), "How many subjects does it take to do a regression analysis", Multivariate behavioral research. 26 (3), pp. 499-510.
6. Lindeman RD et al. (1985), "Longitudinal Studies on the Rate of Decline in Renal Function with Age", J Am Geriatr Soc. 33, pp. 278-285.
7. Vincent Rigalleau et al. (2006), Glucose control influences glomerular filtration rate and its prediction in diabetic subjects, Diabetes care.
8. Chang et al. (2018), "Relationship between body mass index and renal function deterioration among the Taiwanese chronic kidney disease population", Scientific Reports. 8 (1).