NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SÀNG LỌC VIRUS HBV, HCV, HIV CỦA ĐƠN VỊ MÁU BẰNG KỸ THUẬT KHUẾCH ĐẠI ACID NUCLEIC (KỸ THUẬT NAT) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN

Thị Xuyên Nguyễn 1,2,, Nghĩa Huỳnh 1, Quang Huy Trần 3, Thị Ngà Vũ 2
1 Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung Tâm Huyết học - Truyền máu Đăk Lăk
3 Bệnh viện đa khoa Vùng tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sàng lọc virus HBV, HCV, HIV của đơn vị máu bằng kỹ thuật khuếch đại Acid Nucleic (kỹ thuật NAT) của đơn vị máu ở người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên. Đối tượng: Gồm 17.200  mẫu máu của người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên từ tháng 01/2021 đến 12/2021.  Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 17.200 mẫu máu từ người hiến máu tình nguyện được xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học, phát hiện 146  mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ lần lượt HBV: 0,39%, HCV: 0,26% và HIV: 0,17%. Từ đó, 17.054 mẫu máu âm tính với phương pháp huyết thanh học được xét nghiệm NAT, phát hiện thêm 4 mẫu dương tính với HBV-DNA chiếm tỷ lệ 0,023%, không có mẫu dương tính với HCV-RNA và  HIV-RNA. Kết luận: Việc áp dụng kỹ thuật xét nghiệm khuếch đại Acid Nucleic(kỹ thuật NAT) là rất cần thiết và hiệu quả vì giúp phát hiện sớm sự hiện diện HBV-DNA, HCV-RNA và HIV-RNA trong mẫu thử bằng việc rút ngắn giai đoạn cửa sổ, đồng thời làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các virus qua đường truyền máu để từ đó đảm bảo sự an toàn cho người bệnh khi truyền máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013). Thông tư số26/2013/TT-BYT- Hướng dẫn hoạt động truyền máu.
2. Tô Đông Kha và các cộng sự, "Khảo sát hiệu quả của xét nghiệm Nucleic Acid Testing (NAT) trong sàng lọc người hiến máu”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe, 1(1):35-43.
3. Phạm Lê Nhật Minh (2020), "hiệu quả của kỹ thuật xét nghiệm Nucleic Acid (NAT) trong việc phát hiện sớm vi rút HBV, HCV và HIV ở người hiến máu tình nguyện tại trung tâm truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam từ 2015-2018", tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 24(2).
4. Đỗ Trung Phấn (2012), Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều trị. Nhà xuất bảng giáo dục Việt Nam, trang 30-32.
5. Nguyễn Thế Tùng và cs (2016), " Đánh giá hiệu quả sàng lọc vi rút HBV, HCV, HIV của đơn vị máu bằng kỹ thuật khuếch đại kiểu gen(NAT: Nucleic Acid Testing Real time PCR)”Tại Trung Tâm Huyết Học Truyền Máu Thái Nguyên", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 21 , Số 6, tr 596-601.
6. Laperche S, Tiberghien P, Roche-Longin C, Pillonel J. Fifteen years of nucleic acid testing in France: results and lessons. Transfusion Clinique et Biologique. 2017;24(3):182– 188.
7. Prakash P, Basavaraj V, Kumar RB. Recipient hemovigilance study in a university teaching hospital of South India: An institutional report for the year 2014-2015. Global Journal of Transfusion Medicine. 2017;2(2):124.
8. Stramer S L, Wend U, Candotti D, Foster G A, Hollinger F B, Dodd RY, etal. Nucleic Acid Testing to Detect HBV Infectionin Blood Donors. New England Journal of Medicine.2011;364(3):236– 247.