NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN VIÊM CƠ TỰ MIỄN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm ở bệnh nhân viêm cơ tự miễn theo thang điểm Beck. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tự miễn, điều trị tại Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 10/2021 đến 7/2022. Kết quả: Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ cao (69,4%), trong đó chủ yếu là biểu hiện trầm cảm nhẹ (chiếm tỷ lệ 30,6%), trầm cảm vừa và nặng chiếm tỷ lệ như nhau (19,4%). Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân có rối loạn trầm cảm theo thang điểm Beck là dễ bực mình và phát cáu hơn trước (chiếm tỷ lệ 88%), nhiều lúc cảm thấy chán và buồn (72%), cảm thấy thất bại nhiều hơn người khác (68%). Nhóm bệnh nhân trầm cảm có độ tuổi lớn hơn, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn và nồng độ men CK trong huyết thanh cao hơn so với nhóm bệnh nhân không trầm cảm. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh phổi mô kẽ và tổn thương da của nhóm trầm cảm cao hơn so với nhóm không trầm cảm. Kết luận: Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ cao (69,4%), trong đó chủ yếu là biểu hiện trầm cảm nhẹ (chiếm tỷ lệ 30,6%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm cơ tự miễn, trầm cảm
Tài liệu tham khảo
2. Marc L Miller, Paul F (2013), Clinical manifestations and diagnosis of adult dermatomyositis and polymyositis.
3. Nguyễn Văn Siêm, Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm và c.s ((2004), Nghiên cứu dịch tễ - lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số quần thể và cộng đồng. Tài liệu hội thảo quốc gia về chăm sóc sức khoẻ tâm thần và phòng chống tự tử, Huế, 76-80.
4. Patten S. (2005), Markov models of major depression for linking psychiatric epidemiology to clinical practice, Clinical Practice and Epidemiology in Mental Health, 1(1): 2.
5. Nguyễn Mạnh Quyết (2020), Thực trạng rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn, Luận văn thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. AlHomood, et al (2017), Depression in patient with systemic lupus erythematosus, Saudi Journal of Medicine & Medical Sciences.
7. Aditya Somani, et al (2016), Depression in systemic sclerosis, Medical Journal of Dr. D.Y. Patil University.