TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ CAN THIỆP NÂNG XOANG CỬA SỔ BÊN CÓ GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY GHÉP IMPLANT NHA KHOA

Huy Hoàng Phan 1,, Phú Thắng Nguyễn 2, Văn Việt Đàm 3, Tiến Đạt Bùi 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng hợp và đánh giá về hiệu quả của vật liệu ghép xương trong phẫu thuật nâng xoang cửa sổ bên ghép xương có cấy ghép implant nha khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện trên 3 trang báo điện tử Pubmed, Cochrane, ScienceDirect giới hạn từ năm 2000-2020. Các bài báo được lựa chọn nếu đáp ứng các tiêu chuẩn (1) Tỉ lệ thất bại implant giữa các loại vật liệu ghép, (2) sử dụng từ 2 loại vật liệu xương ghép trở lên, (3) Phẫu thuật nâng xoang cửa sổ bên.  Đánh giá chất lượng nghiên cứu bằng công cụ Newcastle-Ottawa.  Kết quả: Trong tổng số 5558 nghiên cứu được chọn, có 6 nghiên cứu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí. Phân tích gộp tỉ lệ thành công implant của vật liệu xương đông khô với các vật liệu khác cho kết quả OR= 1,12; 95% CI=0,61-2,04 (chứa giá trị 1) điều đó cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công giữa vật liệu xương khử khoáng với các loại vật liệu xương ghép khác. Kết luận: Vật liệu xương đông khô khử khoáng đã được chứng minh có hiệu quả tương đương với vật liệu ghép xương khác trong phẫu thuật nâng xoang ghép xương, giúp bệnh nhân giảm thiểu chi phí và hạn chế phẫu thuật lấy xương tự thân. Để xác định được thời điểm cấy ghép implant sau ghép xương cũng như tải lực, cần có them nhiều nghiên cứu nữa để thiết lập được quy trình phẫu thuật hoàn chỉnh cho vật liệu xương đông khô. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Davis D.M., Fiske J., Scott B., Radford D.R. The emotional effects of tooth loss: A preliminary quantitative study. Br. Dent. J. 2000;188:503–506. doi: 10.1038/sj.bdj.4800522.
2. Gaviria L, Salcido JP, Guda T, Ong JL. Current trends in dental implants. J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg. 2014;40:50–60. doi:10.5125/jkaoms.2014.40.2.50.
3. Boyne PJ, James RA. Grafting of the maxillary sinus floor with autogenous marrow and bone. J Oral Surg. 1980 Aug;38(8):613-6
4. Tatum H Jr. Maxillary and sinus implant reconstructions. Dent Clin North Am. 1986 Apr; 30 (2):207-29.
5. Jensen, T., Schou, S., Stavropoulos, A., Terheyden, H., & Holmstrup, P. (2011). Maxillary sinus floor augmentation with Bio-Oss or Bio-Oss mixed with autogenous bone as graft: a systematic review. Clinical Oral Implants Research, 23(3), 263–273.
6. Jensen, T., Schou, S., Gundersen, H. J. G., Forman, J. L., Terheyden, H., & Holmstrup, P. (2012). Bone-to-implant contact after maxillary sinus floor augmentation with Bio-Oss and autogenous bone in different ratios in mini pigs. Clinical Oral Implants Research, 24(6), 635–644.