THUỐC UỐNG DÙNG CHO TRẺ EM

Thị Hồng Ánh Dương 1,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc nghiên cứu phát triển các công thức thuốc uống dùng cho trẻ em đang là vấn đề thách thức đối với các nhà nghiên cứu bào chế. Khó khăn lớn nhất đối với các dạng bào chế này là liều dùng tính theo cân nặng và phải hạn chế được mùi vị khó chịu. Hiện nay, các chế phẩm thuốc uống dùng cho trẻ em có thể là dạng bào chế có sẵn hoặc phải thao tác trước khi sử dụng. Các chế phẩm có thể dùng ngay bao gồm dung dịch uống, si rô, hỗn dịch thuốc, viên nén, viên nén mini, viên nhai, viên nén phân tán trong miệng, màng phim hòa tan trong miệng. Các chế phẩm phải thao tác trước khi sử dụng bao gồm bột pha dung dịch hoặc hỗn dịch, viên phân tán tạo hỗn dịch, viên sủi bọt, viên nén mini hoặc viên nang chứa bột có thể trộn với đồ ăn hoặc đồ uống. Bài báo này trình bày các dạng bào chế dùng đường uống cho trẻ em. Bài báo cũng đưa ra những tiến bộ mới trong việc phát triển các dạng bào chế dùng cho trẻ em và dụng cụ phân liều đường uống dùng cho trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Almurisi S. H., Doolaanea A. A., et al. (2020), Formulation development of paracetamol instant jelly for pediatric use, Drug development and industrial pharmacy, 46(8), pp. 1373-1383.
2. Comoglu T., Ozyilmaz E.D., (2019), Orally disintegrating tablets and orally disintegrating mini tablets-novel dosage forms for pediatric use, Pharmaceutical Development and technology, 24(7), pp. 902-914.
3. Deng Y., Shen L., Yang Y., et al. (2021), Development of nanoparticle-based orodispersible palatable pediatric formulations, International Journal of Pharmaceutics, 596, pp. 1-9.
4. Meyers R. (2019), A wish list for drug development in pediatrics, Journal of Pharmaceutical Sciences, pp. 1-5.
5. Moreira M., Saraguca M., (2020), How can oral pediatric formulations be improved? A challenge for the XXI century, International Journal of Pharmaceutics, 590, pp. 1-9.
6. Nese C., Palugan L., Cerrea M., et al. (2020), Preparation and characterization of a powder manufactured by spray drying milk based formulations for the delivery of theophylline for pediatric use, International Journal of Pharmaceutics, 580, pp. 1-12.
7. Strickly R. G., (2019), Pediatric oral formulations: An updated review of commercially available pediatric oral formulations since 2007, Journal of Pharmaceutical Sciences, 108, pp. 1335-1365.
8. Tagami T., Ito E., Kida R., et al. (2021), 3D printing of gummy drug formulations composed of gelatin and an HPMC-based hydrogel for pediatric use, International Journal of Pharmaceutics, 594, pp. 1-7.