DỊ VẬT DẠ DÀY DẠNG KHỐI BÃ THỨC ĂN: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ QUA NỘI SOI DẠ DÀY BẰNG DỤNG CỤ CẢI TIẾN

Xuân Quýnh Nguyễn 1,, Thị Ánh Tuyết Lê 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Dị vật dạ dày dạng khối bã thức ăn là một trong những tổn thương ít gặp trên lâm sàng, điều trị gặp nhiều khó khăn khả năng tai biến, biến chứng cao với cách thức truyền thống. Mục đích nghiên cứu chúng tôi là tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi, đánh giá hiệu quả của phương pháp lấy dị vật qua nội soi với dụng cụ cải được chẩn đoán và điều trị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng gồm 30 bệnh nhân (BN) mắc dị vật dạ dày dạng khối bã thức ăn được chẩn đoán và điều trị qua nội soi bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bằng dụng cụ cải tiến từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2020. Kết quả: Trong 30 BN có 17 nam, 13 nữ, tuổi trung bình 51,3±5,3. Kích thước trung bình của dị vật là 3x5,5 x9 cm. 22 BN (73,3%) có 1 khối dị vât, 27 (90%) BN có dị vật sẫm màu và chắc, 83,3% BN có loét dạ dày tá tràng kèm theo và đều đáp ứng tốt với điều trị sau khi đã hết dị vật. 100% bệnh nhân được cắt và lấy bỏ thành công khối bã thức ăn trong dạ dày qua nội soi bằng dụng cụ cải tiến, không có tai biến, biến chứng. Kết luận: Với việc áp dụng cắt dị vật khối bã thức ăn trong dạ dày qua nội soi bằng dụng cụ cải tiến đã đạt kết quả tốt. Không có bệnh nhân nào gặp tai biến nặng hoặc tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kiều Văn Tuấn, Trần Hữu Vinh (2014); “ Đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả điều trị dị vật dạ dày dạng cục bã thức ăn qua nội soi”; Y học thực hành (903) Số 1/2014:70-73.
2. Brady PG (1978); “Gastric phytobezoars consequent to delayed gastric emptying”; Gastrointest.Endosc. 1978:25:159-61.
3. Benes J (1991); “Treatment of gastric bezoars by extracoporeal shock wave lithotripsy”; Endoscopy 1991;23:346-348.
4. Harris R.Clearfield (1995); “Trauma, Bezoars, and other Foreign Bodies”. Gastroenterology 5th editon, W.B.Saunder Company 1995.
5. Marios Pouagare, Patrick G.Brady (1994) “New techniques for the endoscopic removal of foreign bodies”; Advanced therapeutic endoscopy. Raven Press-New York.
6. Park SE, Ahn JY, Jung HY, Na S, Park SJ, Lim H, Choi KS, Lee JH, Kim DH, Choi KD, Song HJ, Lee GH, Kim JH; “Clinical outcomes associated with treatment modalities for gastrointestinal bezoars”. Gut Liver. 2014;8(4):400.
7. Robert S.Sandler, Andrea Todisco (1999); “Gastric bezoars”; Gastroenterolory. Lippinton William&Wilkin,1999.
8. Soehendrea N (1989); “Endoscopic removal of trichobezoars”, Endoscopy 1989;21:201-207.
9. Y.G.Wang, U.Seitz, Z.L.Li (1998); “Endoscopic management of huge bezoars”, Endoscopy 1998;30:371-374.