ĐẶC ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, siêu âm đánh dấu mô cơ tim có thể cung cấp thông tin về chức năng cơ tim sớm. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2019. Kết quả: Phân suất tống máu (EF) xuất hiện nhiều nhất là 58,0%, có 41,0% bệnh nhân giảm phân suất tống máu (EF < 55%). Bệnh nhân có vùng cơ tim giảm sức căng là 90,4%. Kết quả biến dạng cơ tim (GLS) theo trục dọc trung bình là -13,61. Chỉ số trung bình vận động thành tim là 1,25. Số động mạch vành tổn thương có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với cả 4 đặc điểm của siêu âm đánh dấu mô cơ tim (p<0,05). Phân tầng nguy cơ theo thang điểm GRACE chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với số vùng cơ tim giảm sức căng (p=0,042) và với trung bình GLS (p=0,012). Đặc điểm mức độ hẹp động mạch vành chỉ có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với trung bình GLS (p=0,005). Kết luận: Khảo sát đặc điểm siêu âm đánh dấu mô cơ tim ghi nhận, có 41,0% bệnh nhân giảm phân suất tống máu, đa số bệnh nhân có chỉ số biến dạng toàn bộ thì tâm thu theo trục dọc gần giới hạn trên, đa số đều có giảm sức căng vùng cơ tim và tăng chỉ số vận động thành tim.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhồi máu cơ tim, siêu âm, , Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Diễm (2017), Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Lâm Thanh Tú (2018), Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da. Báo cáo hội nghị khoa học tim mạch toàn quốc 2018.
4. Phạm Quang Tuấn (2019), Nghiên cứu vai trò chẩn đoán của IMA (Ischemia Modified Albumin) huyết thanh phối hợp với HS-troponin T ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Atici A., Barman H.A., et al. (2019), Predictive value of global and territorial longitudinal strain imaging in detecting significant coronary artery disease in patients with myocardial infarction without persistent STsegment elevation. Echocardiography, 36 (10), pp.1-9.
6. McAloon C.J., Boylan L.M., Hamborg T., et al. (2016), The changing face of cardiovascular disease 2000–2012: An analysis of the world health organisation global health estimates data. International Journal of Cardiology, 224, pp.256–264.
7. Zghal F.M., Boudiche S., et al. (2020), Diagnostic and prognostic value of 2D-Strain in non-St elevation Myocardial infarction. La Tunisie Médicale, 98(1), pp.70-79.