ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH CỦA TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH TRỤ Ở KHUỶU TAY

Bá Tuấn Lê 1,, Văn Hướng Nguyễn 2, Đức Thảo Mai 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường ĐH Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương dây thần kinh trụ tại khuỷu tay. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân Nam/Nữ= 2/1. Tuổi trung bình là 46.1 ± 15.3. Bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi lao động 18-60 (72%). Vị trí tổn thương hay gặp tại rãnh sau lồi cầu chiếm 60%, tại ống thần kinh trụ chiểm tỉ lệ 40%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: 100% tê bì ở bàn tay, 96% giảm cảm giác. Triệu chứng yếu cơ và teo cơ chiếm lần lượt 52% và 48%. 56% yếu cơ dạng ngón út và cơ gian cốt mu tay thứ nhất, tỉ lệ teo cơ ở 2 nhóm cơ này là 48%. Yếu cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp chung sâu các ngón ít gặp hơn với 28%. Các Test lâm sàng: dấu hiệu Tinel có độ nhạy 68%, dấu hiệu Wartenberg là 56% và nghiệm pháp gấp khuỷu tay là 40%. Phân độ tổn thương trên lâm sàng theo McGowan phổ biến ở nhóm mức độ trung bình chiếm 52%. Điện sinh lý thần kinh: Mức độ rất nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%. Nhóm trung bình và nặng là 24% và 32%. Tổn thương myelin đơn thuần là 36%, tổn thương sợi trục đơn thuần là 4% và tổn thương hỗn hợp sợi trục-myelin chiếm 60%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của tổn thương dây thần kinh trụ tại khuỷu tay là rối loạn cảm giác và yếu vận động các cơ do thần kinh trụ chi phối, điện sinh lý thần kinh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ thương trên lâm sàng.      

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Spinner M, Spencer PS. Nerve compression lesions of the upper extremity: a clinical and experimental review. Clinical Orthopaedics and Related Research®. 1974;104:46-67.
2. An TW, Evanoff BA, Boyer MI, Osei DA. The Prevalence of Cubital Tunnel Syndrome: A Cross-Sectional Study in a U.S. Metropolitan Cohort. J Bone Joint Surg Am. 2017;99(5):408-416.
3. Practice parameter for electrodiagnostic studies in ulnar neuropathy at the elbow: summary statement American Association of Electrodiagnostic Medicine, American Academy of Neurology, American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation. Muscle & Nerve. 1999;22(3):408-411 DOI: 410.1002/(sici)1097-4598(199903)199922:199903<199408::aid-mus199916>199903.199900.co;199902-199907.
4. Beekman R, Van Der Plas JP, Uitdehaag BM, Schellens RL, Visser LH. Clinical, electrodiagnostic, and sonographic studies in ulnar neuropathy at the elbow. Muscle & Nerve: Official Journal of the American Association of Electrodiagnostic Medicine. 2004;30(2):202-208
5. McGowan AJ. The results of transposition of the ulnar nerve for traumatic ulnar neuritis. The Journal of bone and joint surgery British volume. 1950;32(3):293-301
6. Padua L, Aprile I, Mazza O, Padua R, Pietracci E, Caliandro P, Pauri F, D'Amico P, Tonali P. Neurophysiological classification of ulnar entrapment across the elbow. Neurol Sci. 2001 Feb;22(1):11-6.
7. Raeissadat, Seyed Ahmad, et al. "Electrodiagnostic findings in 441 patients with ulnar neuropathy-a retrospective study." Orthopedic Research and Reviews 11 (2019): 191.
8. R. Lancigu, Y. Saint Cast, G. Raimbeau, F. Rabarin,Dellon's anterior submuscular transposition of the ulnar nerve: Retrospective study of 82 operated patients with 11.5 years’ follow-up,Chirurgie de la Main,Volume 34, Issue 5,2015: 234-239.
9. Stewart JD. The variable clinical manifestations of ulnar neuropathies at the elbow. J Neurol Neurosurg Psychiatry 1987;50:252–258.