SO SÁNH HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ CỦA CHÂM CỨU CẢI TIẾN CƯỜNG ĐỘ THẤP VỚI CHÂM CỨU CẢI TIẾN CƯỜNG ĐỘ CAO TRONG PHÁC ĐỒ CHÂM CỨU CẢI TIẾN VẬT LÝ TRỊ LIỆU – THUỐC BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ

Văn Thao Hồng 1,, Quan Chí Hiếu Phan 2
1 Bệnh Viện Y Dược cổ truyền tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đã có nhiều công bố khoa học về hiệu quả phục hồi liệt sau đột quỵ của Châm Cứu Cải Tiến (CCCT) 1 lần/ ngày (CCCT cường độ thấp). Mục tiêu: so sánh hiệu quả phục hồi vận động và cải thiện sinh hoạt hàng ngày các bệnh nhân liệt sau đột quỵ giữa phác đồ CCCT cường độ thấp + Vật lý trị liệu (VLTL) + thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) với phác đồ CCCT cường độ cao (CCCT 2 lần/ ngày) + VLTL + BDHNT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, mở, có đối chứng, phân bố ngẫu nhiên. Bệnh nhân liệt ½ người sau đột quỵ, đã qua giai đoạn cấp, đạt tiêu chuẩn chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm chứng và can thiệp. Tất cả người tham gia được theo dõi và đánh giá 3 lần (trước, sau điều trị 10 ngày và 20 ngày). Kết quả: Cải thiện ở nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Chỉ số Barthel tăng thêm 36,97 điểm so với 21,91 điểm; FMA chi trên tăng 247% so với 56,48%; FMA chi dưới tăng 97,35% so với 66,15%; test 9 lỗ tăng 26,5% so với 10,5%; đi bộ 2 phút có hỗ trợ tăng gấp 26,91 lần so với 23,45 lần sau 20 ngày điều trị. Kết luận: CCCT cường độ cao trong 20 ngày (trong phác đồ phối hợp với tập vận động và thuốc YHCT) có hiệu quả cải thiện phục hồi vận động và cải thiện hoạt động trong sinh hoạt thường ngày tốt hơn CCCT cường độ thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Nguyền và Phan Quan chí Hiếu (2012), Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng phương pháp Châm cứu cải tiến phối hợp Vật lý trị liệu tại tỉnh Trà Vinh, Luận án Bác sĩ chuyên khoa II, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tử Siêu (biên dịch) (2009), Hoàng đế Nội Kinh – Huyết khí hình chí thiên, Nhà xuất bản Lao Động, tr. 197-199.
3. Nguyễn Văn Tùng và Phan Quan Chí Hiếu (2019), "Kết quả phục hồi vận động của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu và thuốc bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(4), tr.221-228.
4. Phan Quan Chí Hiếu và cộng sự (2007), “Hiệu quả phục hồi liệt sau đột quỵ của phương pháp thể châm cải tiến”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(2), tr. 26-34.
5. Phan Quan Chí Hiếu và Nguyễn Văn Tùng (2010), Hiệu quả phục hồi vận động của Châm cứu cải tiến trên bệnh nhân bị đột quỵ trước và sau 3 tháng, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Nghĩa (dịch) Vương Thanh Nhậm (2013), Y lâm cải thác – Bàn về Bán thân bất toại, Nhà xuất bản lao động, tr. 77-84.
7. Bhogal S. K., Teasell R., and Speechley M. (2003), “Intensity of aphasia therapy, impact on recovery”, Stroke, 34(4), pp. 987-993.
8. Frost S. B., Barbay S., Friel K. M., Plautz E. J., & Nudo R. J. (2003), “Reorganization of remote cortical regions after ischemic brain injury: A potential substrate for stroke recovery”, J Neurophysiol, 89(6), pp. 3205-3214.
9. Hallett M. (2002), “Recent advances in stroke rehabilitation. Neurorehabil. Neural Repair”, 16(2), pp. 211-217.
10. Humprey S. M., Gardner G. A., & Raiszadeh R. (1994), “Loss of sensory, but not motor responsiveness in intact cortex surrounding a focal ischemic infarct in area 4.”, Society for Neuroscience Abstracts, 20, pp. 179.