THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Nhung Lương 1,, Hoàng Thanh Nguyễn 2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trương Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ở Việt Nam, theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương” thuộc dự án VINE (2011) cho thấy các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 18% trong tổng gánh nặng bệnh tật. Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế Việt Nam năm 2014 chỉ ra rằng rối loạn tâm thần là một trong năm nhóm bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây gây ra. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ lo âu, stress, trầm cảm của NVYT làm việc tại khoa khám bệnh bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 224 NVYT từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả cho thấytỷ lệ nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện tham gia nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 17,86%; 28,57%; 16,96%. Tỷ lệ trầm cảm có liên quan đến: giới tính và trình độ học vấn(p<0,05). Nghiên cứu giúp các nhà quản lý có các chính sách để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Y tế công cộng (Dự án VINE). Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008. Trong 2011.
2. Bộ Y Tế. Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế (JAHR) năm 2014. 2014;
3. Trần Thị Thúy. Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011 [Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện]. 2011.
4. Ngô Thị Kiều My. Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng năm 2014 [Internet] [Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện]. 2014
5. Duyên BT, Trí ĐL. Tình trạng stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa medlatec năm 2020. Tạp Chí Học Cộng Đồng [Internet].
6. Lê Thanh Diệu Huyền. THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NHÂN VIÊN CỦA HAI TRUNG TÂM Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. Trường đại học Thăng Long;
7. Antony MM, Bieling PJ, Cox BJ, Enns MW, Swinson RP. Psychometric properties of the 42-item and 21-item versions of the Depression Anxiety Stress Scales in clinical groups and a community sample. Psychol Assess. 1998; 10(2):176.
8. Trần Thị Thúy. Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011 [Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện]. Đại học Y tế công cộng; 2011.
9. Đậu Thị Tuyết. Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan. Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Đại Học Tế Công Cộng Hà Nội. 2012;