NGUYÊN NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ DƯỚI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xuất huyết tiêu hoá dưới là một hội chứng thường gặp ở trẻ em, với biểu hiện lâm sàng đi ngoài phân có máu, phân đen hoặc máu ẩn trong phân. Mục tiêu: Xác định nguyên nhân và mô tả đặc điểm lâm sàng xuất huyết tiêu hoá dưới ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 170 ca bệnh được chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá dưới tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình là 5,5 ± 4,6 tuổi (40 ngày đến 17 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Triệu chứng đi ngoài phân máu tươi chiếm tỷ lệ cao nhất 61,2%. Các triệu chứng đi kèm phổ biến gồm tiêu chảy kéo dài (31,2%), thiếu máu (31,2%), đau bụng (27,6%). Có 93,1% bệnh nhân phát hiện được tổn thương trên nội soi đại tràng trong đó tổn thương phổ biến nhất là polyp. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá thường gặp là polyp (60,6%), tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn (14,6%), bệnh ruột viêm (9,4%), viêm túi thừa Meckel (4,7%) với tỷ lệ khác nhau theo lứa tuổi bệnh nhân. Kết luận: đi ngoài phân lẫn máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá dưới. Nội soi đại tràng là phương pháp có giá trị để chẩn đoán xác định nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xuất huyết tiêu hoá dưới, nội soi đại tràng, polyp, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Bhadauria N, Dubey SRK, et a. Clinico-etiological pattern of lower gastrointestinal bleeding in children (5-18 years age group) at a tertiary care center in central India. Indian Journal of Child Health. 2016;3(4)
3. Lê Quang Quỳnh, Phan Thị Hiền. Nhận xét tình hình bệnh lí qua nội soi đại tràng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y dược học. 2020;5(10):92-97.
4. Talib MA, Aziz MT, Suleman H, Khosa GK, Joya SJ, Hussain I. Etiologies and outcome of lower gastrointestinal bleeding in patients presenting to a tertiary care Children's Hospital. Pakistan journal of medical sciences. Mar-Apr 2021;37(2):556-560. doi:10.12669/pjms.37.2.2676
5. Franke M, Geiss A, Greiner P, et al. The role of endoscopy in pediatric gastrointestinal bleeding. Endoscopy international open. Sep 2016;4(9):E1011-6. doi:10.1055/s-0042-109264
6. El-Khair HAEA, Deeb M, El-Zayat R. Colonoscopic findings in children with lower gastrointestinal bleeding. Menoufia Medical Journal. 2016;29(2):247. doi:10.4103/1110-2098.192425
7. Bai Y, Peng J, Gao J, Zou DW, Li ZS. Epidemiology of lower gastrointestinal bleeding in China: single-center series and systematic analysis of Chinese literature with 53,951 patients. Journal of gastroenterology and hepatology. Apr 2011; 26(4):678-82. doi:10.1111/j.1440-1746.2010.06586.x
8. Yoshioka S, Takedatsu H, Fukunaga S, et al. Study to determine guidelines for pediatric colonoscopy. World J Gastroenterol. Aug 21 2017; 23 (31):5773-5779. doi:10.3748/wjg.v23.i31.5773