ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHỚP GIẢ THÂN XƯƠNG CÁNH TAY SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Trường Thịnh Vũ 1,2,, Mạnh Tiến Nguyễn 2, Minh Đức Đàm 1, Tuấn Nghĩa Bùi 1, Huy Phan Hoàng 1, Minh Long Triều Trần 1, Trung Văn Trương 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Trung tâm y tế huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mc tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân khớp giả thân xương cánh tay sau phẫu thuật. Đi tưng và phương pháp nghiên cu: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 48 bệnh nhân có biến chứng khớp giả xương cánh tay sau điều trị phẫu thuật hoặc thủ thuật trước đó, đến khám và điều trị phẫu thuật tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức từ 04/2016 đến 03/2019. Kết qu: đa phần các bệnh nhân là nam giới trong độ tuổi lao động. Gãy kín thường gặp hơn gãy hở, khớp giả phì đại phổ biến hơn khớp giả xơ teo. Đau và hạn chế vận động là các triệu chứng chính. Hầu hết các bệnh nhân bị khớp giả chỉ sau 1 lần can thiệp hoặc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, 70,8% bệnh nhân hết đau. Tỷ lệ bệnh nhân có xương cánh tay thẳng trục trên X-quang trước và sau mổ tăng từ 16,7% lên 97,9%. 89,6% liền xương đạt mức tốt, chỉ có 1/48 trường hợp duy nhất không liền xương. Kết lun: Đa phần bệnh nhân khớp giả xương cánh tay là nam giới độ tuổi lao động, có chấn thương trước đó là gãy kín 1/3 dưới xương cánh tay. 75% loại khớp giả là phì đại. Tất cả bệnh nhân đã điều trị phẫu thuật hoặc thủ thuật trước đó, trong đó 72,9% nẹp vít, nhưng các triệu chứng đau, hạn chế vận động và gập góc chi còn ảnh hưởng nhiều. Sau phẫu thuật kết hợp xương, 89,6% trường hợp có kết quả rất tốt và không bệnh nhân nào có biến chứng sau đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Đình Xuyên. “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật kết xương nẹp vít - ghép xương tự thân điều trị khớp giả xương cánh tay”, Đại học Y Hà Nội, 2009.
2. Burwell RG., Urist MR. “Bone grafts, derivatives and substitutes”, Butterworth: Heinmann, 1994.
3. Dimitriou R., Kanakaris N., Soucacos P. N. et al. "Genetic predisposition to non-union: evidence today", Injury, 44 Suppl 1, 2013, pp: S50-3.
4. Emara K. M., Diab A. R., Emara K. A. "Recent biological trends in management of fracture non-union", World journal of orthopedics, 6(8), 2015, pp: 623-628
5. Judet R., Judet J. "L'osteogene et les retards de consolidation et les pseudarthroses des os longs", Huitieme Congress SICOT, 1960, pp: 15.
6. Michalis P., Ippokratis P., Elena J. et al. “Biological and molecular profile of fracture non-union tissue: current insights”, Journal of cellular and molecular medicine, 19(4), 2015, pp: 685-713.
7. Phemister D. B."Treatment of ununited fractures by onlay bone grafts without screw or tie fixation and without breaking down of the fibrous union", J Bone Joint Surg Am, 29(4), 1947, pp: 946-60.
8. Santolini E., West R., Giannoudis P. V. "Risk factors for long bone fracture non-union: a stratification approach based on the level of the existing scientific evidence”, Injury, 46 Suppl 8, 2015, pp: S8-S19.