TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Thị Thu Hà Phạm 1,, Viết Lực Trần 1,2, Thị Thanh Huyền Vũ 1,2, Văn Hùng Nguyễn2,3
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 07/2021 – 08/2022 với 150 bệnh nhân loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thang điểm PHQ-9 được sử dụng đánh giá tình trạng trầm cảm. Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện bằng bảng câu hỏi có sẵn. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm là 62,2%, với điểm cut-off ≥5 của thang điểm PHQ-9. Trầm cảm của bệnh nhân loãng xương cao tuổi có liên quan đến trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (OR = 2,09, 95% CI = 1,04 - 4,22), suy giảm ADL (OR = 2,13, 95% CI = 1,03 - 4,38), suy giảm IADL (OR = 2,28 KTC 95% = 1,16 - 4,46). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương khá cao. Trình độ học vấn dưới THPT, ADL, IADL là các yếu tố liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Loãng xương nguyên phát, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Adami S., Maugeri D., Toscano V. và cộng sự. (2011). Baseline characteristics of the population enrolled in the Italian Observational Study on Severe Osteoporosis (ISSO). Clin Exp Rheumatol, 29(3), 477–484.
3. Wu Q., Magnus J.H., Liu J. và cộng sự. (2009). Depression and low bone mineral density: a meta-analysis of epidemiologic studies. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA, 20(8), 1309–1320.
4. M.T. Yasamy, T. Dua, M. Harper, S. Saxena (2013), Mental health of older adults, addressing a growing concern, .
5. World Health Organization (1994), Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis : report of a WHO study group, World Health Organization.
6. Drosselmeyer J., Rapp M.A., Hadji P. và cộng sự. (2016). Depression risk in female patients with osteoporosis in primary care practices in Germany. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA, 27(9), 2739–2744.
7. Bahouq H. và Soulaymani A. (2020). Depression, Quality of Life, and Self-Esteem of Moroccan Postmenopausal Women with Osteoporosis before the Occurrence of Fractures. J Menopausal Med, 26(2), 121–129.
8. Weng S.-F., Hsu H.-R., Weng Y.-L. và cộng sự. (2020). Health-Related Quality of Life and Medical Resource Use in Patients with Osteoporosis and Depression: A Cross-Sectional Analysis from the National Health and Nutrition Examination Survey. Int J Environ Res Public Health, 17(3), 1124.
9. Bener A., Saleh N.M., và Bhugra D. (2016). Depressive symptoms and bone mineral density in menopause and postmenopausal women: A still increasing and neglected problem. J Fam Med Prim Care, 5(1), 143–149.
10. Oh S.M., Kim H.C., Ahn S.V. và cộng sự. (2012). Association between depression and bone mineral density in community-dwelling older men and women in Korea. Maturitas, 71(2), 142–146.