NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PICCO Ở BỆNH NHÂN SỐC TIM DO NHỒI MÁU CƠ TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Huy Ngọc Nguyễn 1,, Quang Ân Nguyễn2, Văn Trung Đinh 3
1 Sở Y Tế Phú Thọ
2 Trường Cao Đẳng Y Tế Phú Thọ
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm huyết động đo bằng phương pháp PiCCO ở bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc 45 bệnh nhân nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 02/2019 đến 12/2021. Kết quả: Nam giới chiếm tỷ lệ 66,7%, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,5±12,4 (từ 39 – 92 tuổi). Tỷ lệ tử vong là 46,7%. Không có sự khác biệt về chỉ số thể tích cuối tuần trương toàn bộ GEDI. Có sự khác biệt giữa hai nhóm tử vong và nhóm sống về chỉ số tim CI có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số sức cản mạch hệ thống SVRI, nước ngoài mạch phổi ELWI và tính thấm mạch phổi PVPI không có sự khác biệt giai đoạn 6h đầu, tuy nhiên giai đoạn sau 12h, 48h và 72h sự khác biệt giữa hai nhóm tử vong và nhóm sống có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Ở bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim sự gia tăng chỉ số tim CI, giảm chỉ số sức cản mạch hệ thống SVRI, nước ngoài mạch phổi ELWI và tính thấm mạch phổi PVPI làm tăng đáng kể tỷ lệ sống có ý nghĩa thống kê. Chỉ số nước ngoài mạch phổi ELWI có giá trị tiên lượng tử vong trong bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Reynolds HR, Hochman JS. et al (2008) “Cardiogenic shock: current concepts and improving outcomes”. Circulation; 117:686–697.
2. Thiele H, Zeymer U, Neumann FJ. et al (2012), “IABPSHOCK II Trial Investigators. Intraaortic balloon support for myocardial infarction with cardiogenic shock”, N Engl J Med, 367:1287–1296.
3. Thiele H, Allam B, Chatellier G. et al (2010), “Shock in acute myocardial infarction: the Cape Horn for trials?”, Eur Heart J 2010;31:1828–1835.
4. Isakow W, Schuster DP. et al (2006), “Extravascular lung water measurements and hemodynamic monitoring in the critically ill: bedside alternatives to the pulmonary artery catheter”. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol; 291(6): L1118-31
5. Thiele H, Ohman EM, de Waha-Thiele. et al (2019), “Management of cardiogenic shock complicating myocardial infarction: an update 2019”. Eur Heart J;40(32):2671-2683.
6. Assali, Abid R.; Iakobishvili, Zaza; Zafrir, et al (2005). “Characteristics and clinical outcomes of patients with cardiogenic shock complicating acute myocardial infarction treated by emergent coronary angioplasty”. Acute Cardiac Care, 7(4), 193–198.
7. Lee EP, Hsia SH, Lin JJ et al. “Hemodynamic Analysis of Pediatric Septic Shock and Cardiogenic Shock Using Transpulmonary Thermodilution”.
8. Sakka, Samir G.; Klein, Magdalena; Reinhart, Konrad et al (2002). “Prognostic Value of Extravascular Lung Water in Critically Ill Patients”. Chest, 122(6), 2080–2086.