THỰC TRẠNG NGOẠI TIÊU RĂNG HÀM LỚN THỨ HAI HÀM DƯỚI DO RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH GẦN TRÊN PHIM CT CONBEAM

Thiện Tiến Trần 1,, Thị Thái Hà Trịnh 1, Kim Loan Hoàng 1, Thị Thanh Tâm Đỗ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa hình thái răng khôn mọc lệch gần với ngoại tiêu chân răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên phim CT Conbeam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám sức khỏe răng miệng hoặc các bệnh lý liên quan đến vùng Hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội, được chỉ định chụp phim CT Conbeam, trên phim xuất hiện hình ảnh ngoại tiêu chân răng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới do răng khôn hàm dưới được đưa vào mẫu nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu, lựa chọn mẫu thuận tiện, các bệnh nhân có phim CT Conbeam thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào mẫu nghiên cứu. Kết quả: Trong số 120 bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu gồm 120 hình ảnh CT Conbeam, phát hiện 122 chân răng hàm lớn thứ hai hàm dưới có xuất hiện ngoại tiêu, về vị trí xuất hiện ngoại tiêu, tỉ lệ ngoại tiêu chiếm tỉ lệ cao nhất ở vị trí 1/3 cổ gồm 82 răng ( 67,2%), tiếp theo là vị trí 1/3 giữa gồm 31 răng ( 25,4%), và thấp nhất là ở vị trí 1/3 chóp gồm 9 răng(7,4%). Về mức độ ngoại tiêu, có 66 răng (54,1%) ngoại tiêu mức độ nhẹ, 44 răng (36,1%) ngoại tiêu mức độ trung bình và 12 răng (9,8%) ngoại tiêu mức độ nặng. Vị trí thường gặp ngoại tiêu chân răng là 1/3 phía cổ và 1/3 giữa chân răng. Ngoại tiêu mức độ nặng thường gặp ở vị trí 1/3 chóp, trong khi các trường hợp ngoại tiêu nhẹ và trung bình thì chiếm phần lớn ở vị trí 1/3 phía cổ và 1/3 giữa chân răng. Kết luận: Có mối liên quan giữa vị trí ngoại tiêu chân răng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới với vị trí mọc của răng khôn hàm dưới theo phân loại của Pell và Gregory và mức độ nặng của ngoại tiêu chân răng có liên quan với vị trí ngoại tiêu chân rang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang, D. et al. External root resorption of the second molar associated with mesially and horizontally impacted mandibular third molar: evidence from cone beam computed tomography. Clin Oral Invest 21, 1335–1342 (2017).
2. Lacerda-Santos, J. T. et al. External root resorption of second molars caused by impacted third molars: an observational study in panoramic radiographs. Rev. odontol. UNESP 47, 25–30 (2018).
3. Oenning, A. C. C. et al. External Root Resorption of the Second Molar Associated With Third Molar Impaction: Comparison of Panoramic Radiography and Cone Beam Computed Tomography. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 72, 1444–1455 (2014).
4. Santos, K. K., Lages, F. S., Maciel, C. A. B., Glória, J. C. R. & Douglas-de-Oliveira, D. W. Prevalence of Mandibular Third Molars According to the Pell & Gregory and Winter Classifications. J. Maxillofac. Oral Surg. 21, 627–633 (2022).
5. Smailienė, D., Trakinienė, G., Beinorienė, A. & Tutlienė, U. Relationship between the Position of Impacted Third Molars and External Root Resorption of Adjacent Second Molars: A Retrospective CBCT Study. Medicina 55, 305 (2019).