GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TƯỚI MÁU TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÚT ĐỘNG MẠCH GAN HÓA CHẤT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Thanh Dũng Lê 1,2,, Thị Thu Nguyễn 3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường Đại Học Y Dược, ĐHQGHN
3 Trường Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của cắt lớp vi tính tưới máu (CTP) trong đánh giá đáp ứng điều trị ung thư biểu mô tế bào gan sau nút động mạch gan hóa chất (TACE). Phương tiện và phương pháp: 15 bệnh nhân (12 nam, 3 nữ) với 20 khối ung thư biểu mô tế bào gan đã được điều trị bằng nút động mạch gan hóa chất (TACE), chụp cắt lớp vi tính (CLVT) thường quy và cắt lớp vi tính tưới máu trên máy CLVT 256 dãy kiểm tra sau điều trị và các khối u gan được kết luận còn tăng sinh mạch trên trên CLVT thường quy hoặc CTP sẽ được chụp động mạch số hóa xóa nền (DSA). Những khối u gan nghi ngờ có tăng sinh mạch trên bản đồ tưới máu  động mạch gan (HABF) và phần trăm tưới máu gan động mạch (HAF) trên CTP từ đó phân tích mối tương quan giữa đặc điểm hình ảnh trên HABF, HAF và DSA. Kết quả: Trong số 15 bệnh nhân với 20 khối u gan được điều trị bằng TACE, có 13 khối u gan còn tăng sinh mạch trên CTP (65%) có chỉ số tưới máu HABF và HAF cao hơn so với nhu mô gan xung quanh có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Giá trị các chỉ số tưới máu của khối u gan còn tăng sinh mạch: HABF= 180.40 ± 62.65, HAF = 54.20 ± 12.53. Giá trị chỉ số tưới máu của nhu mô gan xung quanh: HABF = 6.01 ± 7.64 và HAF = 6.32 ± 9.92. Khối u gan còn tăng sinh mạch có điểm cắt HABF = 93.42 có độ nhạy 91.7%, độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương tính 100%, giá trị tiên đoán âm tính 80% và điểm cắt HAF là 41.7 có độ nhạy 83.3%, độ đặc hiệu 87.5%, giá trị tiên đoán dương tính 100%, giá trị tiên đoán âm tính 66.67%. Kết luận: CLVT tưới máu có giá trị trong việc đánh giá đáp ứng điều trị khối u gan sau nút động mạch hóa chất với việc thể hiện khối u gan còn tăng sinh mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sergio A, Cristofori C, Cardin R, et al. Transcatheter Arterial Chemoembolization (TACE) in Hepatocellular Carcinoma (HCC): The Role of Angiogenesis and Invasiveness. Am J Gastroenterol. 2008;103(4):914-921. doi:10.1111/ j.1572-0241.2007.01712.x
2. Carr BI. Hepatocellular carcinoma: Current management and future trends. Gastroenterology. 2004;127(5):S218-S224. doi:10.1053/j.gastro.2004.09.036
3. Salem LN, Mohammed DM, Ziada DH, Elshafey MH. Dual input computed tomography perfusion in evaluating the therapeutic response of transarterial chemoembolization for hepatocellular carcinoma. Egypt J Radiol Nucl Med. 2018;49(3): 597-607. doi:10.1016/j.ejrnm.2018.01.017
4. Ippolito D, Fior D, Bonaffini PA, et al. Quantitative evaluation of CT-perfusion map as indicator of tumor response to transarterial chemoembolization and radiofrequency ablation in HCC patients. Eur J Radiol. 2014;83(9):1665-1671. doi:10.1016/j.ejrad.2014.05.040
5. Su TH, He W, Jin L, Chen G, Xiao GW. Early Response of Hepatocellular Carcinoma to Chemoembolization: Volume Computed Tomography Liver Perfusion Imaging as a Short-Term Response Predictor. J Comput Assist Tomogr. 2017;41(2):315-320. doi:10.1097/RCT.0000000000000511
6. Kim SH, Kamaya A, Willmann JK. CT Perfusion of the Liver: Principles and Applications in Oncology. Radiology. 2014;272(2):322-344. doi:10.1148/radiol.14130091
7. Ippolito D, Capraro C, Casiraghi A, Cestari C, Sironi S. Quantitative assessment of tumour associated neovascularisation in patients with liver cirrhosis and hepatocellular carcinoma: role of dynamic-CT perfusion imaging. Eur Radiol. 2012; 22(4):803-811. doi:10.1007/s00330-011-2307-z
8. Enite AM, Rabee H. Multi-detector CT perfusion as a diagnostic imaging modality to evaluate local therapy of hepatocellular carcinoma. Egypt J Radiol Nucl Med. 2016;47(3):687-692. doi:10.1016/ j.ejrnm.2016.04.004